Lĩnh vực Di sản Văn hóa

(298 ấn phẩm có sẵn)

Tài liệu mới nhất

Đang hiển thị 1 - 6 của tổng số 298 kết quả
  • Ấn phẩm
    Di tích lịch sử văn hóa chùa Linh Ứng - một di sản văn hóa cần được bảo tồn và phát huy giá trị
    (Đảng ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân – Ủy ban mặt trận tổ quốc phường Thạch Bàn, 2020) Trần, Đức Nguyên
    Theo tư liệu của Ban quản lý di tích danh thắng Hà Nội cũng như các tư liệu lưu trữ tại địa phương, Chùa có tên chữ là Linh Ứng Tự, thường được gọi theo địa danh là chùa thôn Ngô. Thôn Ngô là một trong bốn thôn, xưa thuộc xã Cự Linh, Thạch Bàn, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh. Từ năm 1961, Gia Lâm thuộc Hà Nội và từ cuối năm 2003 một phần đất Gia Lâm chuyển thành quận Long Biên, trong đó, có Thạch Bàn. Chùa hiện nay thuộc tổ 9 phường Thạch Bàn. Chùa Linh Ứng nằm ở phía Đông – Nam của thôn Ngô. Là một ngôi chùa làng nhưng có quy mô và được xây dựng tương đối khang trang nằm trong một khuôn viên rộng gồm nhiều đơn nguyên kiến trúc thờ Phật, ngoài ra còn một số nhà dùng để thờ các vị thánh Mẫu theo tín ngưỡng dân gian.
  • Ấn phẩm
    Lễ hội đền Bà chúa Kho - Một góc nhìn về công tác quản lý
    (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh, 2020) Trần, Đức Nguyên
    Cho đến nay, nhiều nhà nghiên cứu cất nhiều công sức để tra cứu những tư liệu ghi chép trong lịch sử về Bà Chúa Kho ở Cổ Mễ, Bắc Ninh cũng như di tích thờ Bà (Chủ Khố linh từ) ở các thời kỳ phong kiến trước đây nhưng đều chưa tìm được những cứ liệu nào cụ thể, rõ nét. Chúng tôi cũng thử tự mình tra tìm theo một số tài liệu chính sử như Đại Việt ký toàn thư, Khâm Định Việt Sử thông Giảm cương mục, hay các cuốn Việt điện U linh, Lĩnh nam chích quái là những sách ghi chép về các vị thần linh, những truyền thuyết, cổ tích ở nước ta cũng không có một dòng ghi chép nào về nhân vật Bà Chúa Kho. Một số cuốn như Bắc Ninh địa dư chí, Bắc Ninh phong thổ tạp ký, Bắc Ninh tỉnh địa dư, Bắc Ninh toàn tỉnh địa dư chi, Bắc Ninh tinh khảo dị... của các tác gia người địa phương sống ở thời Lê mạt, thời Nguyễn ghi chép về địa dư, phong tục, cổ tích, nhân vật... vùng Kinh Bắc cũng đều không có biên chép. Những sách địa chí đầu thế kỷ XX như Đại Việt địa dư (1925), Địa dư các tỉnh Bắc kỳ (1930)... không thấy đề cập về điểm di tích hay vị thần được thờ nơi đây. Thậm chí đến những năm 70 – 80 của thế kỷ XX, trong một số nghiên cứu về lịch sử, văn hóa từ cổ chí kim ở địa bàn tỉnh Hà Bắc hồi đó cũng chưa nói tới, hoặc khá mờ nhạt khi đề cập tới di tích này. Tất cả, đến nay, về lịch sử nhân vật được thờ, về quá trình khởi dựng và tồn tại của di tích mà chúng ta được biết vẫn chủ yếu thông qua những tư liệu hồi cố của người dân địa phương.
  • Ấn phẩm
    Đa dạng hóa hoạt động truyền thông của Bảo tàng Xô Viết - Nghệ Tĩnh
    (Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, 2020) Trần, Đức Nguyên
    Hiện nay, chúng ta đang sống trong thời đại kỳ cầu hóa và hội nhập quốc tế trên nhiều lĩnh vực như kinh tế - văn hóa – xã hội... Trong thời kỳ này, thế giới ghi nhận sự - phát triển với những bước tiến mạnh mẽ của khoa học công nghệ, của nền kinh tế tri thức và bùng nổ truyền thông. Người ta đã thừa nhận rằng truyền thông là tiền đề cơ bản của sự phát triển văn hóa và là huyết mạch của mọi nền kinh tế. Hoạt động truyền thông với mục đích cung cấp thông thông tin, hình thành sự hiểu biết và thức tỉnh sự hoạt động của con người.
  • Ấn phẩm
    Một số suy nghĩ về việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực bảo tàng Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư
    (Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội, 2021) Phạm, Thu Hằng
    Theo cách hiểu chung nhất, nhân lực là nguồn lực con người, với tư cách là một nguồn nhân lực của quá trình phát triển, đang tham gia lao động, sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, được biểu hiện ra là số lượng và chất lượng nhất định tại một thời điểm nhất định. Theo đó, có thể nhận thấy, nguồn nhân lực ngành Bảo tàng hiện nay chính là đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động tại thiết chế bảo tàng và các cơ quan, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ tương đương.
  • Ấn phẩm
    Một số vấn đề đặt ra đối với hoạt động giáo dục di sản văn hóa của bảo tàng tỉnh, thành phố ở Việt Nam
    (Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam, 2020) Phạm, Thu Hằng
    Nhân học văn hóa nghiên cứu nhân cách con người trong sự tương tác với tự nhiên và văn hóa, trong đó yếu tố văn hóa thường được nhấn mạnh. “Văn hóa và nhân cách” là một trường phái chiếm ưu thế giữa thế kỉ XX tại Mỹ, coi trọng vai trò giáo dục của các thiết chế trong xã hội, thông qua việc truyền giao các giá trị văn hóa, tác động tới nhân cách cá nhân, thúc đẩy quá trình nhập thân văn hóa. Bài viết vận dụng quan điểm “Văn hóa và nhân cách” để xem xét một số vấn đề đặt ra đối với hoạt động giáo dục di sản văn hóa của bảo tàng tỉnh, thành phố ở Việt Nam. Trong đó, bảo tàng tỉnh, thành phố được tiếp cận với tư cách là một thiết chế văn hóa của địa phương (môi trường giáo dục đặc biệt), tiến hành các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa tiêu biểu (hiện vật bảo tàng), góp phần tác động tới nhân cách và sự phát triển toàn diện của công chúng (khách tham quan bảo tàng).
  • Ấn phẩm
    Vài suy nghĩ về việc đổi mới chương trình đào tạo ngành Bảo tàng học trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư
    (Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội, 2020) Nguyễn, Tri Phương
    Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đã và đang diễn ra một cách nhanh chóng, mạnh mẽ, gây tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong kỷ nguyên số hóa, giáo dục đại học (GDĐH) sẽ thay đổi sâu rộng từ môi trường giáo dục, vai trò của người dạy, người học đến phương pháp dạy học. Hiện nay, không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với thách thức lớn về thiếu hụt lao động trình độ cao, có chuyên môn, kỹ năng. Do đó, để đổi mới giáo dục đại học, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, cần nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy về phát triển GDĐH; đổi mới chương trình và phương thức đào tạo; áp dụng công nghệ vào quá trình giảng dạy; đổi mới mô hình liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý.