Lĩnh vực Di sản Văn hóa
Duyệt Lĩnh vực Di sản Văn hóa theo Năm xuất bản
Đang hiển thị 1 - 21 của tổng số 298 kết quả
Số kết quả/trang
Tùy chọn sắp xếp
- Ấn phẩmLàng nghề và việc bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể(Tạp chí Di sản văn hoá, 2003) Lê, Thị Minh LýViệt Nam là một đất nước có nhiều nghề thủ công truyền thống, đặc biệt là vùng châu thổ sông Hồng. Với đặc trưng của nền sản xuất nông nghiệp mùa vụ và chế độ làng xã, nghề thủ công xuất hiện khá sớm và gắn liền với lịch sử thăng trầm của dân tộc. Các làng nghề đã hình thành, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội, của đời sống cộng đồng và dần dần được qui về các khái niệm như nghề truyền thống, nghề cổ truyền, nghề gia truyền, nghề phụ, nghề thủ công...Bài viết trình bày việc bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể và các làng nghề trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa.
- Ấn phẩmĐôi điều về tu bổ di tích tín ngưỡng - tôn giáo(Tạp chí Di sản văn hoá, 2004) Nguyễn, Thế HùngBài viết trình bày về việc tu bổ di tích tín ngưỡng - tôn giáo. Các hoạt động tu bổ di tích hiện nay, và một số vấn đề cần giải quyết về vấn đề tu bổ di tích.
- Ấn phẩmNghiên cứu điều kiện thực tiễn xây dựng website bảo tàng(Tạp chí Di sản văn hoá, 2005) Lê, Thị Minh LýCông nghệ thông tin là một trong những động lực quan trọng nhất của sự phát triển. Cùng với một số ngành khoa học khác, công nghệ thông tin đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của thế giới hiện đại. Bài viết trình bày việc triển khai và ứng dụng website bảo tàng.
- Ấn phẩmXã hội hóa hoạt động bảo tồn bảo tàng ở Bình Định(Báo Bình Định, 2006) Nguyệt SanBài viết trình bày về những lợi ích của việc xã hội hóa hoạt động bảo tồn bảo tàng ở Bình Định.Chỉ ra mục đích của việc xã hội hóa việc bảo tồn bảo tàng
- Ấn phẩmVài suy nghĩ về việc: Bảo tồn vững chắc và phát huy bền vững giá trị di sản nước ta hiện nay(Di sản Văn hóa, 2006) Anh, TuânThực tiễn bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên và những bất cập do tiềm năng khai thác kinh tế của di sản ngày càng tăng
- Ấn phẩmBảo tồn giá trị nghề thủ công truyền thống(Tham luận hội thảo"Bảo tồn bền vững làng nghề Hà Tây-thực trạng và giải pháp", 2006) Đặng,Văn BàiBài viết đưa ra những mục tiêu cần đạt được để bảo tồn các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của các làng nghề thủ công truyền thống.
- Ấn phẩmBảo vệ di sản Việt Nam(Báo Lao động, 2006) Trịnh SinhViệt Nam có những di sản được xếp hạng thế giới, trong đó có sự góp sức của các nhà khoa học Italia. Hội thảo về di sản vừa qua là một dịp nhìn lại một chặng đường hợp tác.
- Ấn phẩmPhát huy giá trị di tích phục vụ sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước(Tạp chí Di sản văn hoá, 2007) Nguyễn, Thế HùngBài viết trình bày các hệ thống di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh có giá trị của đất nước. Chỉ ra tình hình bảo tồn và phát huy các giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh đó. Từ đó đưa ra một số quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.
- Ấn phẩmBảo tồn di sản văn hóa phi vật thể - từ góc nhìn toàn cầu hóa(Tạp chí Di sản văn hoá, 2007) Đặng, Văn BàiBài viết khái quát về cách nhận thức và các quan điểm tiếp cận về di sản văn hóa và việc bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể trong xu hướng hội nhập quốc tế.
- Ấn phẩmVề vấn đề bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lưu niệm danh nhân(Tạp chí Di sản văn hoá, 2007) Đặng, Văn BàiBài viết trình bày các quan điểm tiếp cận di tích lưu niệm danh nhân thông qua việc phân tích những vấn đề có liên quan đến Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại phủ Chủ tịch như một mô hình thử nghiệm.
- Ấn phẩmTin học với công tác trưng bày bảo tàng(Tạp chí Di sản văn hoá, 2008) Vũ, Tiến DũngBài viết trình bày mô hình bảo tàng số hóa và các hoạt động trưng bày bảo tàng trong môi trường thông tin số. Chỉ ra việc ứng dụng tin học trong trưng bày các bảo tàng ở Việt Nam
- Ấn phẩmBảo tồn di tích lịch sử văn hóa ở Hải Phòng trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập(Tạp chí Di sản văn hóa, 2008) Lê, Tất VinhThực trạng di tích ở Hải Phòng; hạn chế, bất cập trong công tác bảo tồn di tích; các nhân tố tác động và giải pháp bảo tồn di tích lịch sử văn hóa trong bối cảnh hội nhập, công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Ấn phẩmNhận dạng để phát huy giá trị di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam(Tạp chí Di sản văn hoá, 2008) Đặng, Văn BàiBài viết trình bày việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Phật giáo và những đóng góp của Phật giáo vào kho tàng di sản văn hóa dân tộc.
- Ấn phẩmBảo tồn và phát huy giá trị di tích trong bối cảnh hội nhập và phát triển(Tạp chí Di sản văn hóa, 2009) Trịnh, Thị HòaBảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử văn hóa trong quá trình giao lưu và hội nhập; đề xuất giải pháp để thực hiện công việc trên hiệu quả.
- Ấn phẩmQuản lý di vật, cổ vật trong các di tích lịch sử - văn hóa hiện nay(Tạp chí văn hóa nghệ thuật, 2009) Trần, Đức NguyênBài viết trình bày về việc quản lý di vật, cổ vật trong các di tích lịch sử - văn hóa. Chỉ ra các biện pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân trong về cổ vật và vấn đề bảo vệ chúng.
- Ấn phẩmBảo tồn và phát huy giá trị di tích trong bối cảnh hội nhập và phát triển(Tạp chí Di sản văn hóa, 2009) Trịnh, Thị HòaBảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử văn hóa trong quá trình giao lưu và hội nhập; đề xuất giải pháp để thực hiện công việc trên hiệu quả.
- Ấn phẩmBảo tồn bền vững, phát triển vững chắc cho di sản Huế(Tạp chí Nhà nước, 2009) Phùng PhuBài viết trình bày những giá trị độc đáo mà Huế có được và khái quát những thành tựu trong giai đoạn 1993 - 2009.
- Ấn phẩmĐồ gốm - nguồn sử liệu tin cậy trong việc xác định các văn hóa tiền Đông Sơn(Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội, 2010) Nguyễn, Sỹ ToảnNếu lịch sử như dòng chảy thời gian vô tận, thì mỗi giai đoạn phát triển của xã hội loài người tựa như một lát cắt đi ngang qua dòng chảy thời gian ấy. Ngay từ buổi bình minh dựng nước, không phải quốc gia nào trên thế giới cũng may mắn sáng tạo được chữ viết cho riêng mình. Khi chưa có chữ viết, con người không thể ghi chép và rất khó lưu giữ lại mọi sự vật hiện tượng xảy ra trong đời sống hàng ngày. Các nhà sử học luôn phải ngược dòng thời gian, trở về quá khứ để kiếm tìm, chắp nối, hàn gắn từng mảnh vỡ của lịch sử. So với đồ đá và các di vật khảo cổ khác thì đồ gốm có nhiều ưu điểm hơn, khiến các nhà nghiên cứu lựa chọn đồ gốm làm cơ sở để phân chia các văn hóa và các giai đoạn phát triển trong các văn hóa đó. Căn cứ vào diễn biến đặc điểm loại hình, hoa văn trang trí, kỹ thuật chế tạo đồ gốm, có thể chia văn hóa Tiền Đông Sơn thành các văn hoá Phùng Nguyên – Đồng Đậu – Gò Mun.
- Ấn phẩmPhát huy giá trị của các di tích cách mạng - kháng chiến trên địa bàn Thủ đô Hà Nội(Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa, 2010) Trần, Đức NguyênDi tích cách mạng – kháng chiến trên địa bàn Thủ đô hiện nay có số lượng tương đối lớn, nằm ở nhiều quận, huyện khác nhau. Cùng với các di tích lịch sử - văn hoá, di tích cách mạng – kháng chiến góp phần tô điểm, làm sáng lên truyền thống yêu nước đồng thời cũng thể hiện tinh thần yêu chuộng hoà bình, tự do của cư dân Hà Nội. Ngày nay, việc phát huy giá trị của các di tích ấy có vai trò quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng. Điều đó càng có ý nghĩa hơn khi Thủ đô của chúng ta đã bước vào tuổi 1000 năm.
- Ấn phẩmKhu Phố cổ Hà Nội thời Pháp thuộc(Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội, 2010) Bùi Thanh ThủyKhu phố cổ Hà Nội là khu phố duy nhất ở Đông Nam Á giữ được toàn bộ không gian từ xưa cho đến nay cả về mặt hình thức lẫn cuộc sống sinh hoạt buôn bán nhộn nhịp... Có lẽ sự trường tồn của khu phố này gắn liền với vị trí địa chính trị vốn có của nó.
- Ấn phẩmHoàng thành Thăng Long- Di sản văn hóa thế giới, niềm tự hào của dân tộc(2010) Bùi, Minh HuệBài viết trình bày lịch sử của Hoàng thành Thăng Long, những giá trị văn hiến qua các triều đại và sự quy hoạch cụ thể của di sản văn hóa Hoàng thành Thăng Long.