Lĩnh vực Xuất bản, Phát hành
Duyệt Lĩnh vực Xuất bản, Phát hành theo Năm xuất bản
Đang hiển thị 1 - 21 của tổng số 52 kết quả
Số kết quả/trang
Tùy chọn sắp xếp
- Ấn phẩmMột số ý kiến nhằm đẩy mạnh bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam trong thời gian tới(Tạp chí khoa học ĐHQGHN, 2009) Nguyễn,Lan NguyênTrong thời đại bùng nổ thông tin, tiến bộ khoa học công nghệ như hiện nay đã tạo ra nhiều hình thức, phương pháp mới để khai thác tác phẩm và truyền bá chúng trong thời gian ngắn, khiến cho việc bảo hộ các đối tượng quyền tác giả càng đóng vai trò quan trọng hơn bap giờ hết. Nâng cao hiệu quả hệ thống thực thi pháp luật ngày càng trở thành một đòi hỏi cấp bách, đặc biệt khi mà hệ thống này ở Việt Nam hiện nay còn nhiều điểm bất cập. Bởi vậy, trong thời gian tới nhiệm vụ của chúng ta là chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả hoạt động của vấn đề bảo hộ quyền tác giả trên thực tế.
- Ấn phẩmMột số vấn đề sau cổ phần hóa của doanh nghiệp phát hành xuất bản phẩm (PHXBP)(Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội, 2010) Đỗ, Thị Quyênrình bày một số vấn đề sau cổ phần hóa của doanh nghiệp phát hành xuất bản phẩm bao gồm: 1. Tính đặc thù của doanh nghiệp PHXBP; 2.hiệu quả đạt được; 3. Tình hình cổ phần hóa của doanh nghiệp PHXBP; 4. Một số đề xuất cơ bản về vấn đề sau cổ phần hóa doanh nghiệp PHXBP .
- Ấn phẩmĐặc điểm cấu tạo đoạn văn kết thúc truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Phan Thị Vàng Anh(Tạp chí khoa học,Đại học Hồng Đức, 2011) Tạ,Mai AnhĐoạn văn kết thúc - xét về mặt chức năng: Có vai trò đóng, khép văn bản, xét về mặt ngữ nghĩa: Ôm chứa một lượng thông tin quan trọng. Trong văn bản nghệ thuật, đoạn văn kết được thể hiện rất linh hoạt và mang đậm dấu ấn sáng tạo. Những thập niên gần đây, thể tài truyện ngắn gặt hái được nhiều thành công. Đóng góp vào sự thành công ấy phải kể đến lực lượng sáng tác nữ. Người ta gặp một Võ Thị Hảo vừa hiện thực vừa hư ảo, một Nguyễn Thị Thu Huệ “bụi bặm” trong tả chân nhưng lại đằm thắm trong suy tư, một Phan Thị Vàng Anh điềm tĩnh và trí tuệ… Họ đã không ngừng tìm tòi, khai phá những luồng lạch mới. Truyện ngắn của họ mang dáng dấp riêng - hiện đại và giàu nữ tính. Ở lĩnh vực hình thức nghệ thuật, bên cạnh việc kế thừa truyền thống, các nhà văn nữ đã có những thể nghiệm mới đáng trân trọng. Cấu tạo đoạn văn kết thúc truyện ngắn là một trong những minh chứng cho những thể nghiệm của họ
- Ấn phẩmNhu cầu nguồn nhân lực ngành kinh doanh xuất bản phẩm và một số vấn đề đặt ra hiện nay(Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội, 2013) Đỗ, Thị QuyênNhu cầu nguồn nhân lực và yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ kinh doanh xuất bản phẩm đang là một đòi hỏi song hành, cần giải quyết kịp thời. Công tác đào tạo cũng cần có những đổi mới mang tính đột phá để đáp ứng với thực tiễn phát triển của ngành.
- Ấn phẩmGiá trị thẩm mỹ trong các sản phẩm lịch hiện nay(Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội, 2014) Đặng,Bích PhượngLịch,ngoài giá trị sử dụng trong thực tế là xem ngày,tháng,năm,còn có giá trị thẩm mỹ cao. Giá trị này được thể hiện thông qua khuôn hình, màu sắc, kích cỡ, hình ảnh làm cho lịch trở thành một tác phẩm nghệ thuật. Ngoài ra, lịch còn có giá trị thông tin. Người dùng lịch được bồi đắp thêm về cảm xúc thẩm mỹ và trí thức đa dạng,phong phú
- Ấn phẩm"Lộn Trái" Một hình tượng mở lối mới tìm hiểu tư tưởng chủ đề Nho Lâm Ngoại Sử(Tạp chí khoa học trường đại học Mở TPHCM, 2014) Lê,Thời TânBút pháp phúng dụ đặc biệt của tác giả Chuyện Làng Nho khiến cho rất nhiều nhà phê bình trong suốt trường kì nghiên cứu nhận nhầm Trang Thiệu Quang là nhân vật “chính diện”, “lí tưởng tích cực”. Việc nhận nhầm đó đương nhiên đã gây trở ngại rất lớn trong việc thưởng thức sách lược tự sự cao cường của nhà tiểu thuyết. Hậu quả là giới nghiên cứu phê bình giẫm chân tại chỗ trong việc khám phá chân chủ đề của cuốn tiểu thuyết. Triển khai một cách đọc mới, bài viết này là một cố gắng tái thức nhận hình tượng nhân vật và tư tưởng tác giả
- Ấn phẩmNhu cầu nguồn nhân lực ngành kinh doanh xuất bản phẩm và một số vấn đề đặt ra hiện nay(Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội, 2015) Đỗ, Thị QuyênTừ những năm 90, khi cả nước chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ cơ chế hành chính bao cấp sang cơ chế thị trường, khoa phát hành sách trường Đại học văn hóa cũng tường bước đổi mới chương trình cho phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng cho ngành
- Ấn phẩmSự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam:Thực trạng và khuyến nghị(2015) Nguyễn,Đình LuậnTừ thực trạng hiện nay, bài viết đã đưa ra một số khuyến nghị đối với Nhà nước, nhà trường, doanh nghiệp và người học nhằm tăng cường sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực. Theo đó, cần đổi mới và tăng cường công tác quản lý của nhà nước trong việc xây dựng mối gắn kết bền vững giữa nhà trường và doanh nghiệp; nhà trường gắn kết với doanh nghiệp trong việc xây dựng chương trình đào tạo. Doanh nghiệp cần có kế hoạch cụ thể và lâu dài trong việc phát triển nguồn nhân lực của thông qua cử người đi học tại các trường, trung tâm, đi tu nghiệp nước ngoài, mời hoặc tuyển dụng. Đồng thời, đối với người học, khi đã chọn trường và ngành học thì cần xác định rõ tầm quan trọng của ngành nghề để có cách tiếp nhận và học tập đúng đắn
- Ấn phẩmBảo hộ quyền tác giả trong hoạt động xuất bản ở Việt Nam hiện nay(Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội, 2016) Đỗ, Thị QuyênBảo hộ quyền tác giả (QTG) trong hoạt động xuất bản là một trong hoạt động xuất bản là một trong những nhiệm vụ quan trọng cấp bách của các cơ quan quản lý nhà nước,đồng thời là mong muốn chung của cá nhân,tổ chức,doanh nghiệp có như cầu sáng tạo, khai thác và thụ hưởng tác phẩm trong xã hội. trong thực tế, QTG ở Việt Nam hiện nay đang bị vi phạm một cách nghiêm trọng đã đặt ra một số vấn đề với hoạt động này ở Việt Nam. Để giải quyết những tồn tại nói trên, cần thực hiện đồng bộ và kịp thời một hệ thống giải pháp cần thiết giai đoạn hiện nay
- Ấn phẩmHiện tượng Nguyễn Nhật Ánh và công nghệ PR(Tạp chí khoa học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 2016) Lê,Trà MyNguyễn Nhật Ánh là nhà văn có số lượng sách xuất bản khá lớn. Thành công này có sự tác độn của công nghệ PR( public relations). Hiện tượng Nguyễn Nhật Ánh có thẻ gợi ra các vấn đề quan niệm về nhà văn, phê bình văn học, chức năng văn học, từ đây có thể nhận ra sự tương tác của văn học với môi trường truyền thông đương đại
- Ấn phẩmSự vận động của nội hàm và ngoại diên khái niệm trong tư duy ký luận(Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội, 2016) Nguyễn, Mạnh CươngTri thức (khoa học) là hệ thống của các khái niệm (khoa học) phản ánh thế giới luôn trong sự vận động, biến đổi. Khái niệm là một hình thức cơ bản của tư duy vì thế cũng luôn vận động, biến đổi. Sự vận động của nội hàm, ngoại diên khái niệm thể hiện ở sự mở rộng về ngoại diên và đầy đủ, sâu sắc hơn về nội hàm. Vấn đề này được chứng minh trong các khoa học toán học, kinh tế... trong các khoa học tự nhiên và khoa học xã hội; đặc biệt trong triết học và logic học. Sự vận động, phát triển của khái niệm nhằm phản ánh thế giới ngày càng đúng đắn, đầy đủ và toàn diện hơn
- Ấn phẩmSự tương tác thể loại trong truyện ngắn Nguyễn Tuân(Tạp chí khoa học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 2016) Trương,Hoàng VinhTruyện ngăn slaf một bộ phận quan trọng trong văn nghiệp của Nguyễn Tuân. khảo sát từ góc nhìn tương tác thể loại,chúng tôi nhận thấy, truyện ngắn Nguyễn Tuân là một chỉnh thể nghệ thuật hết sức năng động. Trong từng tác phẩm ở thể này luôn có hiện tượng đối thoại giữa các yếu tố "cộng cư" với thể loại chủ âm tạo nê những "âm vang cộng hưởng", tác phẩm, vì vậy, hết sức đa thanh với kết cấu mở, luôn "vẫy gọi" sự đồng sáng tạo của người đọc
- Ấn phẩmThích ứng sinh kế của người Dao ở Ba Vì trong quá trình đô thị hóa(Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội, 2016) Chử, Thị Thu HàCộng đồng người Dao ở xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội sớm chịu tác động từ đô thị hoá theo quá trình thay đổi địa giới hành chính của Thành phố Hà Nội. Cùng với sự thay đổi địa giới hành chính và đô thị hoá, họ đã có những thay đổi sinh kế tương ứng, phù hợp. Các thay đổi bao gồm: phương thức trồng trọt và chăn nuôi, hoạt động săn bắn, hái lượm, nghề thủ công, hoạt động buôn bán. Nhìn chung sự thích ứng sinh kế của người Dao theo hướng đa dạng hóa nguồn thu nhập. Tuy nhiên cũng cần cảnh báo rằng, vì mải miết trên con đường mưu sinh, nguy cơ mai một và khó khăn trong việc giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống cũng ngày càng trở nên hiện hữu.
- Ấn phẩmĐổi mới về lối viết của tác giả nữ trong văn xuôi đương đại(Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội, 2016) Nguyễn, Thị Thu HằngCông cuộc đổi mới đất nước đặt ra nhiều vấn đề cần nhận thức và nhận thức lại. Giao lưu văn hóa từ một chiều chuyển sang đa chiều, đem lại nhiều kinh nghiệm mới trong xu thế hội nhập khu vực và toàn cầu hóa. Từ đó thị hiếu thẩm mỹ thay đổi, và tất nhiên, văn học phải đổi mới để đáp ứng. Một trong những đổi mới mạnh mẽ nhất của văn xuôi Việt Nam từ giữa thập kỷ 80 của thế kỷ trước đến nay được thể hiện ở lối viết của một số cây bút tiêu biểu. Kiểu tự sự “bất khả tín” được định hình từ tư duy trò chơi, phương thức nhại và kết cấu cắt dán - lắp ghép là sự đổi mới nổi bật nhất trong lối viết của họ. Sự thay đổi cách thức tổ chức văn bản trong một số nhà văn nữ hiện đại đã góp phần đáng kể vào một chặng đường phát triển mới của văn xuôi Việt Nam.
- Ấn phẩmHoạt động sao chụp tác phẩm của tác giả trong hệ thống giáo dục-Thực trạng và một số kiến nghị(Tạp chí khoa học,Trường Đại học Trà Vinh, 2017) Đặng,Công Tráng; Lâm,Thành SơnBài viết này nghiên cứu một cách tổng quan quy định của pháp luật Việt Nam và quốc tế về hoạt động cấp phép sao chụp tác phẩm trong hệ thống giáo dục,từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giúp cho hoạt động này diễn ra hiệu quả.Những nội dung liên quan đến điều kiện cấp phép,cách thức cấp phép sao chụp tác phẩm cho học sinh,sinh viên để thu lại một khoản tiền thù lao sao chụp nhằm phân phối lại thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả được phân tích, đánh giá dựa trên quy định của pháp luật và thực trạng sao chụp trong hệ thống giáo dục hiện nay
- Ấn phẩmQuan hệ công chúng trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp(Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, 2017) Đỗ, Thị QuyênBài viết bàn về vấn đề công chúng; Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và công chúng và việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp
- Ấn phẩmVẻ đẹp ngôn từ trong tập truyện ngắn Kỳ Nhân Làng Ngọc của Trần Thanh Cảnh(Tạp chí khoa học, Đại học Vinh, 2017) Lê,Thị NgọcBài viết chọn khảo sát miêu tả lớp từ láy và từ ngữ khẩu ngữ trong tập truyện ngắn Kỳ nhân làng Ngọc của Trần Thanh Cảnh để chỉ ra đặc điểm hai lớp từ ngữ này trong tác phẩm và vai trò của chúng. Từ láy và từ ngữ khẩu ngữ được tác giả dùng nhiều và phù hợp, sáng tạo nên đã góp phần khắc họa bức tranh hiện thực và thế giới nhân vật vừa gần gũi sinh động vừa sắc nét, cá tính
- Ấn phẩmĐào tạo tín chỉ: Ưu thế và những bất cập hiện nay(2017) Đỗ Thị QuyênSau 5 năm triển khai phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, kể từ ngày 12/12/2012 đến nay, so với phương thức đào tạo niên chế, đào tạo tín chỉ có nhiều ưu thế và mang lại những thành tựu nhất định bên cạnh những bất cập không mong muốn. Nhìn nhận đánh giá lại một chặng đường ngắn những đầy thử thách và sự nỗ lực cùa toàn thể cán bộ giảng viên của các bộ phận Khoa, Phòng, Ban nhà trường dưới sự chỉ đạo nhất quán và xuyên suốt của Đảng ủy, Ban giám hiệu.
- Ấn phẩmNâng cao trình độ ngoại ngữ và tăng cường kiến thức về công nghệ thông tin cho sinh viên thời đại công nghiệp 4.0(Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội, 2018) Nguyễn, Thúy LinhThế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 một cuộc cách mạng sản xuất mới gắn liền với những đột phá chưa từng có về công nghệ, liên quan đến kết nối internet, điện toán đám mây,in 3D, công nghệ cảm biến, thực tế ảo,.. Tại Việt Nam, cuộc cách mạng 4.0 này đã và đang có những ảnh hưởng lớn, dự báo sẽ làm thay đổi căn bản cách chúng ta sống, làm việc và sản xuất. Nâng cao trình độ ngoại ngữ và tăng cường kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin cho sinh viên là yếu tố quan trọng giúp các em có thể nhanh chóng hội nhập với xã hội hiện đại và làm việc ở mọi nơi với tư cách của công dân toàn cầu
- Ấn phẩmCơ hội và thách thức của lực lượng lao động trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0(2018) Đặng,Thị Bích Phượng; Nguyễn,Mạnh ThắngTrong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) đang diễn ra trên toàn cầu rất mạnh mẽ, chưa ai có thể lường trước được thế giới sẽ thay đổi như thế nào, bởi quy mô, phạm vi và tính phức tạp vô cùng lớn, đòi hỏi các quốc gia phải chủ động hơn nữa trước bối cảnh biến đổi biến đổi mạnh mẽ của kỷ nguyên công nghiệp thông minh và công nghệ hiện đại
- Ấn phẩmThiên tính nữ và góc nhìn giới tính trong văn chương Việt Nam đương đại(Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2018) Nguyễn,Thị Năm HoàngThiên tính nữ trong văn chương là đặc điểm, là thiên hướng tư duy nghệ thuật chi phối cách thức tổ chức tác phẩm mang bản sắc phái nữ hoặc sự đề cao những phẩm chất và giá trị của phụ nữ. Khuynh hướng này thể hiện một cách sâu rộng và phổ biến, tạo thành nét đặc sắc cho văn học Việt Nam đương đại. Bài viết vận dụng kết hợp phê bình Nữ quyền và các phương pháp nghiên cứu Văn hoá học,Thi pháp học,Tự sự học để mô tả và phân tích nguồn gốc của Thiên tính nữ, sự thể hiện của Thiên tính nữ và góc nhìn giới tính trong văn chương Việt Nam đương đại qua những hiện tượng tiêu biểu, trên một số phương diện cơ bản.