Ấn phẩm:
Đường lối văn hóa của Đảng từ Cương lĩnh chính trị đầu tiên (1930) đến Đề cương văn hóa Việt Nam (1943)
Xem mô tả
0
Xem & Tải
0
Tóm tắt
Ngay từ khi mới ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã quan tâm tới vấn đề văn hoá. Nội dung chủ yếu trong đường lối văn hóa từ 1930 đến 1943 là về vấn đề tuyên truyền của Đảng, vận động quần chúng nhân dân, đòi một số quyền lợi về tự do ngôn luận, tự do báo chí, bình đẳng nam nữ và phát triển giáo dục... Ở thời kỳ này, Đảng Cộng sản Đông Dương đã triệt để sử dụng báo trí công khai làm công cụ tuyên truyền hết sức sắc bén. Đến năm 1943, trong bối cảnh lịch sử đầu năm 40 của thế kỷ XX, Đề cương văn hóa ra đời đã trình bày hệ thống các quan niệm, phạm trù, các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, phương châm, nguyên tắc của cuộc vận động văn hóa của dân tộc Việt Nam. Đây là kết quả của tư duy lý luận và tổng kết kinh nghiệm hoạt động 12 năm lãnh đạo trên mặt trận văn hóa từ khi Đảng ra đời. Là đỉnh cao trí tuệ, là sự nhân thức sắc bén về tình hình, là những dự báo khoa học về mục tiêu, tính chất, nguyên tắc, nhiệm vụ của cuộc vận động văn hóa đương thời; là sức mạnh tinh thần vĩ đại mà cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đang cần. Những quan điểm tư tưởng cơ bản nêu trong cả 5 phần của Đề cương có sức thuyết phục sâu sắc và là ngọn cờ tập hợp đông đảo tầng lớp trí thức Việt Nam vào cuộc vận động văn hóa, vào cuộc cách mạng giải phóng tư tưởng văn hóa cho mỗi người, mỗi tầng lớp, giai cấp và toàn dân tộc.
Mô tả
Năm xuất bản
2014
Tác giả
Hoàng, Thị Thu Huyền
Nhà xuất bản
Đại học Văn Hóa Hà Nội
Bộ sưu tập
Vui lòng sử dụng ứng dụng TMU DRM để tải/mượn tài liệu số