Môn Công nghệ trong hoạt động quản trị thông tin
(109 ấn phẩm có sẵn)
Đang tải...
Tài liệu mới nhất
- Ấn phẩmCông nghệ RFID trong thư viện - tiền đề cho dịch vụ tự phục vụ(Đại học Quốc gia Hà Nội, 2018) Vũ, Thị Kim Anh; Phạm, Thành QuangBài viết giới thiệu về RFID - công nghệ nhận dạng qua sóng radio với những nội dung về khái niệm RFID, phạm vi ứng dụng RFID, nguyên lý vận hành RFID, các thành phần thiết bị của hệ thống RFID trong thư viện. Đặc biệt bài viết tập trung nêu bật ưu điểm của RFID và tác dụng của công nghệ RFID trong lưu thông, kiểm kê, kiểm soát, tự động hóa hoạt động trong thư viện. Một vài chia sẻ của Trung tâm Thông tin - Thư viện, ĐHQGHN trong việc ứng dụng công nghệ RFID. Từ khóa: Công nghiệp 4.0; RFID; Thư viện thông minh.
- Ấn phẩmỨng dụng công nghệ Rfid trong quản lý và tự động hóa thư viện(Công ty CP Thông tin và Công nghệ số, 2017) Dương, ĐÌnh HòaCông nghệ RFID bắt đầu đƣợc áp dụng rộng rãi vào quản lý thƣ viện từ khoảng những năm 2000 trong các mô hình thƣ viện hiện đại, thân thiện, luôn hƣớng tới việc tạo sự tiện nghi và chủ động cho ngƣời dùng. Ngay từ thời điểm mới đƣợc áp dụng, RFID đã chứng minh đƣợc tính tiện lợi và ƣu thế vƣợt trội so với các công nghệ quản lý tài liệu trƣớc đây. Đã có hàng trăm thƣ viện tiến hành chuyển đổi sang RFID ngay tại thời điểm đó. Tuy nhiên rào cản lớn nhất lúc đó chính là giá thành của các thiết bị và vật tƣ cho RFID là quá cao, vƣợt ngoài tầm với của đa số các thƣ viện. Tại Việt Nam, cho tới thời điểm trƣớc năm 2015, vẫn chƣa có nhiều thƣ viện đã đầu tƣ và vận hành thành công hệ thống này, một số thƣ viện điển hình có thể kể đến là thƣ viện của các trƣờng nhƣ ĐH Quốc Gia TP HCM, ĐH Quốc Gia Hà Nội, ĐH Giao thông Vận tải, ĐH Ngoại thƣơng, HV Chính trị Quốc Gia HCM. Tuy nhiên, với sự phát triển vƣợt bậc của khoa học kỹ thuật ngày này, giá thành của một hệ thống RFID đã thay đổi rất nhiều. Thay đổi đến mức nếu làm một phép so sánh ngang từng hạng mục, giá thành RFID không còn quá “đắt” so với cổng từ (EM). Điều này dẫn tới hàng chục ngàn thƣ viện trên thế giới đã áp dụng RFID và tại Việt Nam đang có một làn sóng các thƣ viện xây dựng kế hoạch với RFID. Bài viết đề cập đến các thông tin tổng quan về một hệ thống RFID áp dụng cho thƣ viện, qua đó giúp ngƣời đọc có một cái nhìn bao quát và toàn diện nhất về công nghệ này.
- Ấn phẩmỨng dụng công nghệ nhận dạng bằng sóng radio (rfid) trong công tác quản lý dự án xây dựng(Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Duy Tân, 2017) Hoàng, Nhật Đức; Phan, Thanh TùngĐiều hành và quản lý dự án xây dựng một cách có hiệu quả là mục tiêu quan trọng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp xây dựng. Với mục tiêu đó, nghiên cứu của chúng tôi khảo sát các ứng dụng của công nghệ nhận dạng bằng sóng Radio (RFID) trong công tác quản lý xây dựng với mục tiêu là thực hiện các công tác kiểm soát vật tư, nhân công, thiết bị trong quá trình triển khai thi công một cách tự động. Ứng dụng của công nghệ RFID với 3 công tác cụ thể thường gặp trong thực tiễn đã được trình bày, các công tác đó bao gồm công tác bê tông, quản lý nhân sự và thiết bị, và kiểm soát vật liệu. Một số đề xuất cụ thể cho việc sử dụng công nghệ này cho các doanh nghiệp tại Việt Nam được nêu ở phần cuối của bài báo.
- Ấn phẩmCách mạng công nghiệp 4.0 và thách thức đối với thư viện Việt Nam(Tạp chí Thư viện Việt Nam, 2019) Đỗ, Văn HùngCMCN 4.0 với những công nghệ tiên tiến như dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, robot tự động, vạn vật kết nối, điện toán đám mây đã và đang tác động trực tiếp làm thay đổi căn bản thư viện trên các khía cạnh như khai thác thông tin số, lưu trữ thông tin số và quản trị dữ liệu, xây dựng các sản phẩm và dịch vụ cá nhân hoá, mô hình thư viện kết hợp không gian vật lý và không gian mạng… tất cả đều nhằm mục tiêu mang lại sự trải nghiệm tốt nhất cho người dùng - những công dân số trong nền kinh tế tri thức. Thách thức về vai trò và vị trí việc làm của người làm thư viện, sự thay đổi trong thói quen sử dụng thông tin của người dùng, chuyển đổi mô hình hoạt động của thư viện số 4.0 và đào tạo người làm thư viện số 4.0 cho giai đoạn phát triển mới của thư viện, vấn đề bản quyền số đến an ninh thông tin, hỗ trợ thúc đẩy giáo dục mở sẽ là những vấn đề mà ngành thư viện sẽ phải giải quyết trong những thập kỷ tới nếu muốn thực hiện tốt sứ mệnh của mình trong việc chuyển giao tri thức và thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
- Ấn phẩmTác động của cuộc Cách mạng Công nghệ thông tin hiện nay đến quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin của tư duy người Việt Nam(Tạp chí NCKH - Đại học Sao đỏ, 2018) Nguyễn, Thị HảoVới cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, đặc biệt là cách mạng công nghệ thông tin, loài người đã thực hiện bước chuyển từ nền văn minh công nghiệp sang nền văn minh tin học. Bước chuyển biến này đã khiến cho thông tin ngày càng trở thành tài sản quan trọng của các quốc gia, và sự phát triển của mỗi quốc gia ấy lại phụ thuộc rất nhiều vào việc họ tiếp nhận và xử lý thông tin như thế nào. Việt Nam đang trên bước đường thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì vậy nhu cầu về thông tin, tri thức là rất lớn. Việc tìm hiểu những tác động của cuộc cách mạng công nghệ thông tin đến quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin của tư duy người Việt Nam, qua đó đưa ra những giải pháp nâng cao năng lực tiếp nhận, xử lý thông tin, giúp họ đáp ứng và tiến tới làm chủ thông tin là hết sức quan trọng. Bài báo đi sâu nghiên cứu những đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng thông tin hiện nay và tác động của nó đến quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin của tư duy người Việt. Kết quả nghiên cứu sẽ góp một phần nhỏ trong việc tạo ra và phát huy nguồn lực tư duy, trí tuệ để đưa dân tộc Việt Nam vững bước đi vào thế kỷ mới.
- Ấn phẩmThư viện và văn hóa đọc ở Việt Nam trong kỷ nguyên số(Tạp chí Thông tin và tư liệu, 2019) Nguyễn, Hữu GiớiTrên cơ sở nhận biết/nhận thức và nhận diện những thay đổi lớn của hoạt động thư viện và văn hóa đọc trong kỷ nguyên số trên thế giới cũng như ở Việt Nam trong tương lai, phác thảo đôi nét về những thách thức của thư viện nước ta trong kỷ nguyên số, đồng thời đề xuất một số nội dung cơ bản, những giải pháp khả thi để phát huy vai trò của thư viện Việt Nam trong hiện tại và tương lai