Lĩnh vực Du lịch
Duyệt Lĩnh vực Du lịch theo Nhan đề
Đang hiển thị 1 - 21 của tổng số 238 kết quả
Số kết quả/trang
Tùy chọn sắp xếp
- Ấn phẩm5 vấn đề đặt ra cho khoa Văn hóa Du lịch trong "Hành trình kỉ niệm 55 năm Đại học Văn Hóa Hà Nội"(Tạp chí nghiên cứu văn hóa, 2013) Dương Văn Sáu; Hành trìnhTrình bày 5 vấn đề của khoa Văn hóa Du lịch cần giải quyết: Đổi mới nhận thức trong mục tiêu đào tạo, xây dựng con người(người dạy và người học), xây dựng và thực hiện chương trình, xây dựng sơ sở vật chất, giải quyết vấn đề thu nhập cho giảng viên.
- Ấn phẩmAn sinh xã hội tại Việt Nam hiện nay(2017) Nguyễn, Thị Loan AnhHệ thống an sinh xã hôị Việt Nam đã từng bước phát triển , có nhiều thành tựu bảo vệ , khác phục rủi do cho người lao động và nhóm hộ gia đình dựa vào các hình thức an sinh truyền thống đang thay đổi theo hướng giảm mạnh
- Ấn phẩmẢnh hưởng của nhân tố đẩy và kéo đến lòng trung thành của du khách đối với điểm đến Hội An(2019) Trương,Thị Thu Hà; Trần,Hữu Tuấn; Đoàn, Khánh HưngLòng trung thành của du khách đối với điểm đến là một yếu tố quan trọng nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của một điểm đến du lịch. Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên cơ sở điều tra khảo sát ý kiến của 231 du khách trong nước và quốc tế đến Hội An. Mục tiêu chính của nghiên cứu nhằm kiểm tra mối quan hệ giữa động cơ đẩy và kéo, sự hài lòng và lòng trung thành của du khách đối với điểm đến Hội An. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố đẩy, nhân tố kéo, cùng với sự hài lòng có ảnh hưởng đến lòng trung thành của du khách đối với điểm đến Hội An. Ngoài ra, trong bối cảnh du lịch di sản, du khách có xu hướng trung thành với điểm đến với nhu cầu được tìm hiểu lịch sử, đến thăm những điểm tham quan di sản – văn hóa, gặp gỡ những con người mới và giao lưu với cộng đồng địa phương. Theo đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao lòng trung thành của du khách, góp phần thu hút du khách quay trở lại điểm đến di sản Hội An, bao gồm định vị và phát triển hình ảnh điểm đến Hội An, xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp, cũng như phát triển du lịch gắn với cộng đồng người dân địa phương
- Ấn phẩmBàn luận về mối quan hệ giữa các bên liên quan nhằm phát triển hoạt động du lịch tại Việt Nam(Tạp chí khoa học ĐHQGHN, 2013) Trần,Thị Minh HòaBài báo sẽ nêu lên bản chất của mối quan hệ giữa các bên liên quan trong hoạt động du lịch; phân tích thực trạng của các mối quan hệ này tại Việt Nam; đưa ra một số bài học kinh nghiệm quốc tế trong việc tạo ra các mối quan hệ tốt giữa các bên liên quan trong hoạt động du lịch và đưa ra một số đề xuất để hoàn thiện các mối quan hệ đó nhằm phát triển bền vững hoạt động du lịch tại Việt Nam
- Ấn phẩmBản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số với phát triển du lịch cộng đồng(2018) Trần,Hữu SơnPhát triển dân tộc du lịch cộng đòng ở vùng dân tộc thiểu số nói chung và vùng các dân tộc rất ít người nói riêng là một trong những giảipháp quan trọng vừa nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc,vừa góp phần xây dựng nông thôn mới,tạo việc làm, xáo đói giảm nghèo,nâng cao đời sống cho người dân. Du lịch cộng đồng bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam vào cuối những năm 1980, loại hình du lịch này mới chính thức phát triển mở rộng,từng bước đem lại lợi ích tích cực về kinh tế cho nhiều địa phương. Tuy nhiên muốn phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững, đòi hỏi các địa phương phải xây dựng các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù, phù hợp từng vùng, có quy hoach và chọn lọc, hấp dẫn với từng đối tượng du khách. Nhân tố chính đóng góp cho sự thành công của loại hình du lịch này chính là cộng đồng địa phương
- Ấn phẩmBàn về hướng dẫn viên du lịch chất lượng cao(2017) Đỗ, Trần Phương; Phạm, Thị Hải Yến
- Ấn phẩmBàn về hướng dẫn viên du lịch tiếng hiếm ở Việt Nam hiện nay(2018) Phạm, Hải Yến; Ngô, Vân QuyênHướng dẫn viên không chỉ là nhân tố quan trọng góp phần vào thành công của các công ty du lịch mà còn được xem là "đại sứ" cho hình ảnh du lịch của quốc gia. Việc số lượng và chất lượng của đội ngũ hướng dẫn viên còn "Thiếu và yếu" đang là một vấn đề đáng báo động của ngành du lịch, đặc biệt là Hướng dẫn viên "Tiếng hiếm". Trong khuôn khổ nghiên cứu này, nhóm tác giả nêu lên sự cần thiết phải có một đội ngũ hướng dẫn viên tiếng hiếm, đưa ra một số thực trạng trong việc đào tạo và sử dụng hướng dẫn viên tiếng hiếm hiện nay, đồng thời đưa ra một số giải pháp để tăng thêm số lượng và nâng cao chất lượng của đội ngũ này nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường du lịch
- Ấn phẩmBàn về văn hóa TIP trong hoạt động du lịch(2014) Ma, Thị Quỳnh HươngHiện nay du lịch đang được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, đem lại nguồn thu nhập ổn định, góp phần bảo tồn và phát huy văn hóa. Trong quá trình tổ chức kinh doanh, trong quá trình giao tiếp giữa người cung cấp dịch vụ và khách du lịch đã có nhiều hoạt động, nhiều nét đẹp văn hóa được hình thành; một trong số đó là văn hóa TIP.
- Ấn phẩmBảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội đền CUông, Nghệ An(Văn hóa nghệ thuật, 2021) Phan, Thị Bích ThảoĐền Cuông là ngôi đền thuc phán được nhân dân xây dựng, tọa lạc tại huyện DIễn Châu, tỉnh Nghệ An. Đền Cuông được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia, nhân dân thường tổ chức lễ hội đền Cuông với nhieuf hoạt động văn hóa đa dạng và phong phú, thu hút đông đảo du khách đến thăm quan, lễ bái.
- Ấn phẩmBảo tồn và phát huy văn hóa làng chài trong phát triển du lịch sinh thái cộng đồng trên Vịnh Hạ Long(2015) Đinh,Xuân LậpBài viết trình bày những giá trí văn hóa làng chài cũng như vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch sinh thái cộng đồng trên vịnh Hạ Long. Nơi đây lưu giữ những giá trị về địa chất –địa mạo và đa dạng sinh học cao. Phát triển du lịch ở khu vực này đã được Quảng Ninh quan tâm, đầu tư từ nhiều năm nay, chỉ tính riêng trong năm 2012 lượng khách thăm quan khu vực này đã vượt qua con số 7 triệu lượt khách. Tuy nhiên, bên cạnh những con số và danh hiệu đáng tự hào là những áp lực môi trường với nhiều thách thức về sự ô nhiễm và suy thoái tài nguyên. Ở đây, đến nay về cơ bản vẫn là du lịch đại chúng (mass tourism) - loại hình du lịch không đề cao bảo tồn và có thể xâm hại nhanh chóng các tài nguyên, môi trường nhạy cảm. Trên con đường thực hiện chiến lược “Kinh tế xanh” của tỉnh Quảng Ninh, phát triển du lịch theo hướng bền vừng “du lịch sinh thái cộng đồng” giúp nâng cao tối đa các lợi ích của du lịch cho môi trường tự nhiên và cộng đồng địa phương và có thể được thực hiện lâu dài mà không ảnh hưởng xấu đến tài nguyên, môi trường. Bài viết đưa ra các phân tích, so sánh dựa trên góc độ bảo tồn giá trị văn hóa làng chài và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên…từ đó, đề xuất giải pháp lồng ghép những tinh hoa văn hóa làng chài trong phát triển du lịch sinh thái cộng đồng trên vịnh Hạ Long, cũng như các khu bảo tồn biển khác tại Việt Nam
- Ấn phẩmBảo tồn, phát huy giá trị di tích,danh lam thắng cảnh ở huyện Ba Vì (Thành phố Hà Nội) gắn với phát triển du lịch bền vững(Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, 2018) Nguyễn, Thị Quỳnh TrangBài viết đưa ra các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh Ba Vì gắn với phát triển du lịch bền vững
- Ấn phẩmBảo tồn, phát huy giá trị văn hóa nhà thờ họ ở Bắc Ninh- những vấn đề đặt ra(Văn hóa nghệ thuật, 2022) Phạm, Lê TrungVăn hóa nhà thờ họ ở Bắc Ninh cũng như nhiều đia phương khác nước ta có cội nguồn từ tục thờ cúng tổ tiên đã tồn tại hàng trăm năm. Trên cơ sở thu thập tư liệu, chúng tôi đề cập đến sự biến đổi của nhà thờ họ trong lịch sử, nhất là từ giai đoạn đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ đó đề ra một số giải pháp để phát triển loại hình di tích tín ngưỡng độc đao này.
- Ấn phẩmBảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên Cô Tô(2019) Nguyễn, Anh TuấnHuyện đảo Cô Tô(Quảng Ninh) có tiềm năng rất lớn phát triển du lịch với hệ môi trường sinh thái tự nhiên rất độc đáo, vừa có rừng lại vừa có tài nguyên biển, việc giữ gìn khai thác hợp lý, cũng được phục hồi những nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên đã bị xâm hại đóng vai trò then chốt để phát triển du lịch tự nhiên đã bị xâm hại đóng vai trò then chốt để phát triển du lịch bền vững.
- Ấn phẩmBảo vệ và phát huy giá trị nghề thủ công truyền thống gắn với phát triển du lịch(cục di sản văn hóa, 2016) Phạm, Cao QuýTrong bối cảnh đô thị hóa và công nghiệp hóa ngày càng được đẩy mạnh, những giá trị về không gian, lịch sử, văn hóa là một sản phẩm du lịch văn hóa hấp dẫn, cuốn hút. Di sản văn hóa nghề thủ công truyền thống là tiềm năng, là động lực khi các chủ thể phát huy thích hợp trong thời buổi kinh tế thị trường hôm nay
- Ấn phẩmBiến đổi khí hậu và phương pháp ứng phó với biến đổi khí hậu của người dân Lào Cai(Viện khoa học xã hội vùng trung bộ, 2021) Nguyễn, Ngọc LinhTóm tắt: Biến đổi khi hậu đang là một trong những mối quan ngại lớn nhất của các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng. Việt Nam đã được xác định là một trong những quốc gia chịu nhiều tác động nghiêm trọng nhất từ biến đổi khí hậu như nhiệt độ trung bình tăng, nước biển dâng cao, xâm nhập mặn, lũ quét, lũ ống v.v. Những biến đổi đó đã tác động trực tiếp đến cuộc sống của người dân cộng đồng cũng như hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Một trong những biện pháp cấp bách để người dân có thể tự thích nghi và ứng phó với những tác động từ biến đổi khí hậu là nâng cao nhận thức của họ cũng như đưa ra những chính sách, phương pháp hỗ trợ những hoạt động sinh kế; hoạt động kinh doanh của họ. Thông qua bài viết, tác giả muốn đưa ra một số những biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân cộng đồng và đề xuất một vài ý kiến đóng góp nhằm khuyến khích người dân cộng đồng, đặc biệt là người dân cộng đồng tại các điểm du lịch tham gia ứng phó với biến đổi khí hậu. Từ khoá: biến đổi khí hậu, thích ứng, ứng phó, điểm du lịch.
- Ấn phẩmCác giải pháp quảng bá, xúc tiến du lịch cho tỉnh Tuyên Quang trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0(Đại học Thái Nguyên, 2021) Ma, Thị Quỳnh HươngXúc tiến, quảng bá du lịch được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện nhiệm vụ phát triển du lịch của tỉnh Tuyên Quang. Trong thời gian qua, công tác xúc tiến, quảng bá du lịch đã được các cơ quan, cá huyện, thành phố trong tỉnh triển khai hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân trong tỉnh về nghành kinh tế du lịch.
- Ấn phẩmCác giải pháp tăng cường tác động tích cực của tăng trưởng kinh tế du lịch đến sự thay đổi đời sống văn hóa xã hội của cộng đồng(2018) Bùi Thanh ThủyDu lịch được coi là ngành công nghiệp đặc biệt trên toàn thế giới. Đây là ngành góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế, bảo tồn các giá trị văn hóa có tính toàn cầu. Chính vì vậy, khi một số quốc gia phấn đấu cải thiện thực trạng kinh tế thì du lịch là một trong những yếu tố quan trọng góp phần quyết định vào sự phát triển của quốc gia đó. Nhưng vấn đề đặt ra là làm sao để việc kinh doanh du lịch, du khách và dân địa phương đặt tới một sự kết hợp lợi ích vừa ổn định vừa hài hòa, bảo vệ được các nguồn tài nguyên tự nhiên và văn hóa nhằm làm cho du lịch phát triển được lâu dài
- Ấn phẩmCác nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia tổ chức du lịch cộng đồng của người dân ở tỉnh An Giang(Tạp chí khoa học, 2012) Nguyễn,Quốc Nghi; Nguyễn,Thị Bảo Châu; Trần,Ngọc LànhMục tiêu của nghiên cứu này là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia tổ chức du lịch cộng đồng của người dân ở tỉnh An Giang. Số liệu của nghiên cứu được thu thập từ 135 hộ gia đình (80 hộ đã tham gia và 55 hộ chưa tham gia tổ chức du lịch cộng đồng) tại hai xã Mỹ Hòa Hưng (huyện Chợ Mới) và xã Châu Giang (Thị xã Tân Châu) tỉnh An Giang. Ứng dụng mô hình hồi quy binary logistic, nghiên cứu cho thấy, 5 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia tổ chức du lịch cộng đồng của người dân là trình độ học vấn của chủ hộ, qui mô gia đình, thu nhập gia đình, vốn xã hội và nghề truyền thống. Trong đó, nhân tố qui mô gia đình tác động mạnh nhất đến quyết định tham gia phát triển du lịch của người dân.
- Ấn phẩmCác yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách du lịch nội địa của điểm đến Hội An(Trường Đại học Khoa học Đại học Huế, 2017) Nguyễn, Thị Minh Nghĩa; Lê, Vũ Thị Thảo Nhi; Trần, Hữu TuấnNghiên cứu sử dụng bảng hỏi phát triển từ mô hình lý thuyết về khả năng thu hút điểm đến được tổng hợp từ các nghiên cứu trong và ngoài nước, khảo sát du khách nội địa đã từng đến Hội An; các yếu tố ảnh hưởng và chiến lược phát triển.
- Ấn phẩmCác yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch tỉnh Quảng Ngãi(Tạp chí khoa học,Đại học Huế, 2017) Phạm,Việt Hùng; Lại,Xuân Thủy; Trần,Hữu TuấnNghiên cứu này xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch tỉnh Quảng Ngãi. Từ lý thuyết về năng lực cạnh tranh và nghiên cứu định tính đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch bao gồm: Năng lực Marketing du lịch, Thương hiệu, Năng lực ứng dụng công nghệ, Năng lực quản trị, tổ chức liên kết hoạt động,Trách nhiệm xã hội, Sản phẩm và dịch vụ du lịch, Nguồn nhân lực, Năng lực tài chính; Hạ tầng – cơ sở vật chất, Chiến lược về giá và Chiến lược doanh nghiệp. Nghiên cứu chính thức được thực hiện với 300 cá nhân giữ chức vụ quản lý từ giám đốc, phó giám đốc, trưởng phó phòng–ban, trưởng bộ phận trở lên tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Kết quả cho thấy các yếu tố trên đều tác động tích cực đến năng lực cạnh tranh, trong đó các yếu tố Nguồn nhân lực, Thương hiệu và Sản phẩm và dịch vụ đóng vai trò quan trọng.
- Ấn phẩmCác yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của khách du lịch MICE nội địa tại vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc(Kinh tế- Châu Á Thái Bình Dương, 2022) Phạm, Thị Hải YếnMục đích của nghiên cứu này là xác định những yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của khách du lịch MICE nội địa tại vùng đông bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc. Dữ liệu được thu thập bằng cách phóng văn 615 doanh nghiệp vừa và lớn ở Việt Nam. Thông qua việc phân tích nhân tố khẳng định (CFA), mô hình cầu trúc tuyến tính (SEM), kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra được mức độ quan trọng của các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn điểm đến du lịch MICE của các doanh nghiệp. Ngoài ra, nghiên cứu còn đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần phát triển du lịch MICE tại vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc,