Môn Công nghệ trong hoạt động quản trị thông tin
Duyệt Môn Công nghệ trong hoạt động quản trị thông tin theo Chủ đề "cách mạng công nghiệp 4.0"
Đang hiển thị 1 - 4 của tổng số 4 kết quả
Số kết quả/trang
Tùy chọn sắp xếp
- Ấn phẩmCách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay(Tạp chí cổng sản, 2020) Trần, Thị Thanh BìnhTCCS - Giai cấp công nhân Việt Nam là giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Trước tác động to lớn của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay đang đứng trước những cơ hội và thách thức to lớn.
- Ấn phẩmCách mạng công nghiệp 4.0 và những vấn đề đặt ra đối với ngành Tài chính(Viiện Chiến Lược và Tài Chính, 2018) TS. Lê Thị Thùy VânCách mạng công nghiệp 4.0 (hay còn gọi là CMCN lần thứ tư) là cuộc cách mạng tập trung vào sản xuất thông minh nhờ sự đột phá của công nghệ, với xu hướng phát triển dựa trên nền tảng tích hợp của hệ thống kết nối số hóa - vật lý - sinh học với sự đột phá của Internet vạn vật (IoT) và Trí tuệ nhân tạo (AI).Đối với Việt Nam, cuộc CMCN lần thứ 4 mở ra nhiều cơ hội trong việc nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh trong chuỗi sản phẩm, tuy nhiên, cũng sẽ mang lại nhiều thách thức, tác động tiêu cực về kinh tế, xã hội và môi trường nếu không có sự chuẩn bị và tăng cường khả năng thích ứng. Nhận thức được tác động hai chiều nói trên, bên cạnh các Nghị quyết, Quyết định về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT, phát triển chính phủ điện tử, Chính phủ cũng có chỉ đạo các đơn vị, bộ, ngành thực hiện các giải pháp để tiếp cận cuộc CMCN 4.0, thông qua Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04 tháng 05 năm 2017 về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
- Ấn phẩmĐẩy mạnh ứng dụng thành tựu của Cách mạng Công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực điều khiển, tự động hóa(Bộ Khoa Học và Công Nghệ, 2022) Lê Thủy TiênTrong các chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030, công nghệ tự động hóa cũng thuộc nhóm các lĩnh vực được ưu tiên nghiên cứu, là cấu phần quan trọng trong nhiều Chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia như: Chương trình phát triển công nghệ cao đến năm 2030; Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2030, Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2030,Chương trình quốc gia nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2030, các Chương trình khoa học công nghệ trọng điểm cấp quốc gia về cơ khí và tự động hóa, vật liệu, năng lượng, hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0..
- Ấn phẩmTài liệu nghiên cứu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư 4.0(Trung tâm CNTT-Truyền thông quốc gia, 2016) TS.Nguyễn Thắng; TS.Nguyễn Quang Thuấn; TS,La Hải Anh; TS.Nguyễn Thu Hương; ths,Phạm Minh Thái; ths.Nguyễn Thị Minh Thái; ths.Nguyễn Thị Vân HàBáo cáo này do một nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm Phân tích và Dự báo, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam xây dựng dưới sự chỉ đạo trực tiếp của GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Nhóm nghiên cứu bao gồm TS.Nguyễn Thắng (Trưởng nhóm), TS. La Hải Anh, Ths. Nguyễn Thu Hương, Ths. Phạm Minh Thái, Ths. Nguyễn Thị Kim Thái và Nguyễn Thị Vân Hà. Trong quá trình nghiên cứu, thông qua các buổi báo cáo cho lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, các cuộc hội thảo khoa học trong Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, nhóm nghiên cứu đã nhận được những ý kiến gợi mở hết sức quý báu từ các đồng chí lãnh đạo cao cấp, các ý kiến nhận xét về chuyên môn hữu ích từ các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia và các nhà nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu xin trân trọng cám ơn những ý kiến quý báu đó. Báo cáo đã được bổ sung, chỉnh sửa. Tuy nhiên báo cáo không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Những sai sót, nếu có, thuộc về trách nhiệm của nhóm nghiên cứu.