Môn Xử lý thông tin 2 - Tài liệu tham khảo
Duyệt Môn Xử lý thông tin 2 - Tài liệu tham khảo theo Năm xuất bản
Đang hiển thị 1 - 21 của tổng số 56 kết quả
Số kết quả/trang
Tùy chọn sắp xếp
- Ấn phẩmKHÁI NIỆM THÔNG TIN VÀ CÁC THUỘC TÍNH LÀM NÊN GIÁ TRỊ CỦA THÔNG TIN(Tạp chí Văn hoá - Nghệ thuật, 2001) PGS.PTS.NGƯT. ĐOÀN PHAN TÂNQuả thật thông tin (Information) là khái niệm cơ bản của khoa học cũng là khái niệm trung tâm của xã hội trong thời đại chúng ta. Mọi quan hệ, mọi hoạt động của con người đều dựa trên một hình thức giao lưu thông tin nào đó. Mọi tri thức đều bắt nguồn bằng một thông tin về nhừng điều đã diễn ra, về những cái người ta đã biết, đã nói, đã làm. Và điều đó luôn xác định bản chất và chất luợng của những mối quan hệ của con người. Trong hoạt động của con người thông tin được thể hiện qua nhiều hình thức đa dạng và phong phú như: con số, chữ viết, âm thanh, hình ảnh v.v...Thuật ngữ thông tin dùng ở đây không loại trừ các thông tin được truyền bằng ngôn ngữ tự nhiên. Thông tin cũng có thể được ghi và truyền thông qua nghệ thuật, bằng nét mặt và động tác, cử chỉ. Hơn nữa con người còn được cung cấp thông tin dưới dạng mã di truyền. Những hiện tượng này của thông tin thấm vào thế giới vật chất và tinh thần của con người, cùng với sự đa dạng phong phú của nó đã khiến khó có thể đưa ra một định nghĩa thống nhất về thông tin.
- Ấn phẩmPhạm vi nghiên cúu(2002)Thiếu nước vào mùa khô không chỉ gây ra vấn đề về cung cấp nước tưới, nước dùng trong sinh hoạt và công nghiệp mà còn gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước và hiện tượng nhiễm mặn trầm trọng. Thiệt hại do lũ lụt gây ra trong mùa mưa bao gồm thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, đời sống người dân cùng những tài sản quan trọng trong những khu vực đô thị đông dân cư đang ngày càng tăng do tình trạng đô thị hoá đáng kể gần đây.
- Ấn phẩmKhung phân loại thập phân deway rút gọn(Trung tâm thư viện tin học hóa trực tuyến Hoa Kỳ, 2006) Thư viện quốc gia việt namOCLC giữ toàn quyền. Không một phần nào của bản xuất bản phẩm được sao chép, lưu trữ trong hệ thống tìm kiếm, hoặc được truyền đi, dưới bất kỳ hình thức nào hoặc phương tiện nào (điện tử, cơ khí, sao chụp, ghi âm, ghi hình vv.) nếu không được OCLC cho phép trước bằng văn bản OCLC giữ tất cả các bản quyền đối với Ấn bản rút gọn 14 và tất cả các ấn bản trước đây của hệ thống Khung Dewey phân loại. DDC, Dewey, Dewey Decimal Clasification, Forest Press, WebDewey và WorldCat là những thương hiệu và / hoặc dịch vụ nhãn hiệu đã được đăng ký của OCLC. Thông tin về sự cho phép cấp giấy đối với hệ thống Dewey phân loại thập phân
- Ấn phẩmBản chất của công việc định chủ đề(GĐ. Thư viện ĐH Khoa học Tự nhiên TP. HCM, 2006) NGUYỄN MINH HIỆP, BA., MS.Định chủ đề là một công việc quan trọng hàng đầu của ngành biên mục học, chúng ta sẽ đề cập trong bài viết này. Tuy nhiên để mở đầu chúng ta cần phân biệt hai ý nghĩa khác nhau của công việc định chủ đề. Từ đó cơ bản chúng ta có thể xác định phần nào bản chất của việc định chủ đề.Như thế công việc định chủ đề mà chúng ta đề cập ở đây chính là ấn định tiêu đề đề mục, một công việc vô cùng thiết yếu trong công tác biên mục (cataloging). Vì rằng trong việc tìm tin và phổ biến tin, truy cập chủ đề (subject access) qua hệ thống mục lục đề mục là quan trọng nhất
- Ấn phẩmTHÔNG TIN HỌC(NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI, 2006) PGS.TS. ĐOÀN PHAN TÂNNgày nay, trong đời sống hàng ngày, ở đâu ta cũng thấy người ta nói tới từ “thông tin”: thông tin là nguồn lực của sự phát triển; chúng ta đang sống trong thời đại thông tin; một nền công nghiệp thông tin, xã hội thông tin đang hình thành v.v... Quả thật thông tin (information) là khái niệm cơ bản của khoa học cũng là khái niệm trung tâm của xã hội trong thời đại chúng ta. Mọi quan hệ, mọi hoạt động của con người đều dựa trên một hình thức giao lưu thông tin nào đó. Mọi tri thức đều bắt nguồn bằng một thông tin về những điều đã diễn ra, về những cái người ta đã biết, đã nói, đã làm. Điều đó luôn xác định bản chất và chất lượng của những mối quan hệ của con người. Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, ngày nay thông tin trở thành nguồn tài nguyên đặc biệt và nguồn lực phát triển của mỗi quốc gia, là công cụ điều hành sản xuất và quản lý xã hội, là cơ sở của các hoạt động chuyển giao tri thức, và trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học. Vậy thông tin là gì? Có rất nhiều cách hiểu về thông tin. Thậm chí ngay các từ điển cũng không thể có một định nghĩa thống nhất. Ví dụ: Từ điển Oxford English Dictionary thì cho rằng thông tin là "điều mà người ta đánh giá hoặc nói đến; là tri thức, tin tức"; Từ điển khác thì đơn giản đồng nhất thông tin với kiến thức: "thông tin là điều mà người ta biết" hoặc "thông tin là sự chuyển giao tri thức làm tăng thêm sự hiểu biết của con người" v.v... Nguyên nhân của sự khác nhau trong việc sử dụng thuật ngữ này chính là do thông tin không thể sờ mó được. Người ta bắt gặp thông tin chỉ trong quá trình hoạt động, thông qua tác động trừu tượng của nó. Từ La tinh “informatio”, gốc của từ hiện đại “information” có hai nghĩa. Một, nó chỉ một hành động rất cụ thể là tạo ra một hình dạng (forme). Hai, tùy theo tình huống, nó có nghĩa là sự truyền đạt một ý tưởng, một khái niệm hay một biểu tượng. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của xã hội, khái niệm thông tin cũng phát triển theo. Ngày nay, bên cạnh thông tin nói, thông tin văn bản, thông tin hình ảnh còn có thông tin số, thông tin đa phương tiện. Tuy nhiên dù thông tin ở dạng nào, bao giờ thông tin cũng có hướng tới đáp ứng yêu cầu về tri thức và nâng cao sự hiểu biết của con người. Vì vậy,23 11 24 theo nghĩa thông thường, có thể coi thông tin là tất cả các sự việc, sự kiện, ý tưởng, phán đoán làm tăng thêm sự hiểu biết của con người
- Ấn phẩmTÓM TẮT ĐA VĂN BẢN DỰA VÀO TRÍCH XUẤT CÂU(2009) TRẦN MAI VŨSự phát triển nhanh chóng của mạng Internet cùng với những bước tiến mạnh mẽ của công nghệ lưu trữ, lượng thông tin lưu trữ hiện nay đang trở nên vô cùng lớn. Thông tin được sinh ra liên tục mỗi ngày trên mạng Internet, lượng thông tin văn bản khổng lồ trong đó đó đã và đang mang lại lợi ích không nhỏ cho con người, tuy nhiên, nó cũng khiến chúng ta khó khăn trong việc tìm kiếm và tổng hợp thông tin. Giải pháp cho vấn đề này là tóm tắt văn bản tự động. Tóm tắt văn bản tự động được xác định là một bài toán thuộc lĩnh vực khái phá dữ liệu văn bản; việc áp dụng tóm tắt văn bản sẽ giúp người dùng tiết kiệm thời gian đọc, cải thiện tìm kiếm cũng như tăng hiệu quả đánh chỉ mục cho máy tìm kiếm
- Ấn phẩmKHAI NIEM TÓM TẮT(NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI, 2009) TRẦN MAI VŨSự phát triển nhanh chóng của mạng Internet cùng với những bước tiến mạnh mẽ của công nghệ lưu trữ, lượng thông tin lưu trữ hiện nay đang trở nên vô cùng lớn. Thông tin được sinh ra liên tục mỗi ngày trên mạng Internet, lượng thông tin văn bản khổng lồ trong đó đó đã và đang mang lại lợi ích không nhỏ cho con người, tuy nhiên, nó cũng khiến chúng ta khó khăn trong việc tìm kiếm và tổng hợp thông tin. Giải pháp cho vấn đề này là tóm tắt văn bản tự động. Tóm tắt văn bản tự động được xác định là một bài toán thuộc lĩnh vực khái phá dữ liệu văn bản; việc áp dụng tóm tắt văn bản sẽ giúp người dùng tiết kiệm thời gian đọc, cải thiện tìm kiếm cũng như tăng hiệu quả đánh chỉ mục cho máy tìm kiếm
- Ấn phẩmHỆ THỐNG TÌM TIN(NHÀ XUẤT THÀNH PHÓ HỒ CHÍ MINH, 2010) PGS.TS ĐOÀN PHAN TÂNViệc tìm kiểm tài liệu hoặc thông tin cần thiết được Ihực hiện một cách chọn lọc và thường đòi hòi nhiều công sức, thời gian và chi phí. Thư viện là một ví dụ điển hình về một tồ chức chuyên phục vụ cho việc tìm kicm thông tin một cách chọn lọc. Một neười dủng tin đến thư viện không pnài để đọc toàn bộ tài liệu co irong thư viện mà đề tìm tài liệu hoặc thông tin một cách chọn lọc nhằm thỏa mãn các nhu cầu tin của mình. Phương pháp hiệu quả nhất để tìm tài liệu hoặc thông tin,cần thiết trong một ihư viện bất kỳ là đọc qua từng tài liệu của thư viện này. Tuy nhiên, trong thực tế không thề áp dụng phương pháp này vì số lượng lài liệu trong các thư viện thường rất lớn nên việc đọc tất cả lài liệu để chọn ra nhừng tài liệu cần Ihiếí là không khả thi. Vì vậy, người ta sừ dụng một phưưng pháp tìm tin khác, đó là tìm tin theo các đặc tính nội dung’ngắn gọn hoặc theo các đặc tính hình thức cúa tài liệu
- Ấn phẩmPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC(NHÀ XUẤT BẢN TÀI CHÍNH, 2010) PGS. TS. HÀ NAM KHÁNH GIAO TS. BÙI NHẤT VƯƠNGngày nay, việc vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh không còn là chuyện riêng của các học viên cao học và nghiên cứu sinh đang theo đuổi các bậc học sau đại học, mà cả các doanh nghiệp cũng đang rất cần những kết quả nghiên cứu đáng tin cậy, để hỗ trợ ra quyết định ở tất cả các cấp, trong môi trường kinh doanh hội nhập toàn cầu, và cạnh tranh ngày càng gay gắt. Đòi hỏi kiến thức và kỹ năng kinh doanh, ngày nay, cần kết hợp với kiến thức và kỹ năng nghiên cứu khoa học, để hình thành nên lợi thế cạnh tranh bền vững, giúp cá nhân và doanh nghiệp vững bước đến tương lai
- Ấn phẩmNhững phương diện nghiên cứu(nxb Khoa học xã hội, 2012) Bùi Quang ThắngTính liên ngành của văn hóa học không hoàn toàn đồng nghĩa với tính đa ngành của một số ng đối tượng nghiên cứu – văn hóa – thành nhiều thành tố, mỗi thành tố ấy lại được một chuyên kết quả của những nghiên cứu chuyên biệt ấy được “cộng” lại. Tính tổng hợp và tính liên ngành của văn hóa học được thể hiện trước hết ở cách nhìn tổng th kiện, hiện tượng và các quá trình văn hóa), thậm chí, ngay cả khi đối tượng ấy chỉ là thành tố tượng xã hội tổng thể.Ví dụ, chỉ âm nhạc dân gian của một tộc người thôi cũng cần phải được tổng thể, nghĩa là, ngoài những phương diện hình thái, nghệ thuật học, người ta cần phải xem xã hội, chính trị, lịch sử, địa lý nhân văn…), trong đó các hình thái âm nhạc dân gian ấy phát Điều đó có nghĩa là: Bất kể thành tố nào của tổng thể đều cần phải được nghiên cứu đồng thờ nghiên cứu thống nhất
- Ấn phẩmPHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN THÔNG TIN SỐ CHO CÁC CƠ QUAN THÔNG TIN - THƢ VIỆN NGÀNH LUẬT Ở HÀ NỘI(Tạp chí Thông tin và Tư liệu, 2012) BÙI THỊ ÁNH TUYẾTSự phát triển của CNTT không chỉ làm thay đổi nhanh chóng toàn bộ thế giới mà đồng thời còn tạo ra nhiều thách thức và cơ hội. Đặc biệt với ngành TTTV, ngành có sự kết hợp lĩnh vực quản trị tri thức với những ứng dụng CNTT và truyền thông. Ngành đang phải đương đầu với các thách thức do cuộc cách mạng công nghệ này đem lại để tồn tại và đáp ứng được những nhu cầu tin đa dạng, phức tạp của cộng đồng người dùng tin. Đây là quy luật của tự nhiên. Việc tăng nhanh cả về số lượng, chất lượng, loại hình, phương thức khai thác của thông tin – tri thức đã tạo ra một sức ép đáng kể cho các cơ quan TTTV phải tự biến đổi, hoàn thiện mình để quản trị nguồn thông tin tri thức đó.
- Ấn phẩmSIÊU DỮ LIỆU(2015) Lý Anh Tuấn, Trần Thị Minh HoànTrong bài báo này chúng tôi trình bày một cải tiến cho mô hình suy diễn siêu dữ liệu của các tài liệu kết hợp trong một thư viện số và đề xuất phương pháp hiện thực hóa tài liệu kết hợp. Trước hết, chúng tôi giới thiệu một định nghĩa về mô hình tài liệu kết hợp và các khái niệm về mô tả. Tiếp đó, chúng tôi trình bày các định nghĩa và các thuật toán giúp tạo bảng nội dung và chỉ mục cho tài liệu kết hợp từ cấu trúc tài liệu kết hợp và các mô tả. Đây là những khâu quan trọng của quá trình hiện thực hóa tài liệu kết hợp.
- Ấn phẩmTổng quan nghiên cứu khoa học(2015) Phạm Thúy HiềnHiện nay, các nghiên cứu về NNL CLC nhận được nhiều sự quan tâm, tuy vậy, chưa có những nghiên cứu định lượng cụ thể trong việc phát triển đội ngũ nhân lực này. Ngoài ra, tùy từng ngành kinh tế với những đặc thù, rất cần những nghiên cứu về phát triển NNL CLC riêng biệt gắn với ngành hoặc doanh nghiệp đặc trưng của ngành. Từ thực trạng và yêu cầu phát triển NNL CLC nêu trên, tác giả quyết định chọn đề tài: “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đến năm 2025”
- Ấn phẩmKHÁI NIỆM VÀ THUẬT NGỮ CƠ BẢN SỬ DỤNG TRONG CÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC(2015) PGS.TS. Đào Thị Minh An, PGS.TS. Đỗ Văn DũngCuốn tài liệu “KHÁI NIỆM VÀ THUẬT NGỮ CƠ BẢN SỬ DỤNG TRONG CÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SỨC KHỎE ĐỊNH LƯỢNG”, được biên soạn và thống nhất bởi nhóm giảng viên và nghiên cứu viên của một số cơ sở đào tạo y dược và một số cơ quan nghiên cứu tại Việt Nam cũng như ở nước ngoài, nhằm mục tiêu hỗ trợ các nhà nghiên cứu, giảng viên, học viên và sinh viên trong việc tra cứu ý nghĩa của các khái niệm và thuật ngữ thường dùng trong nghiên cứu khoa học sức khỏe định lượng. Bên cạnh đó, cuốn tài liệu này cũng là cơ sở để các nhà nghiên cứu, giảng viên, học viên và sinh viên thống nhất về cách hiểu và cách sử dụng các khái niệm và thuật ngữ này và hướng tới việc chuẩn hóa về phương nghiên cứu khoa học sức khỏe tại Việt Nam.
- Ấn phẩmPhương pháp nghiên cứu khoa học(Lưu hành nội bộ, 2015) TS. Lê Văn HảoTài liệu này được biên soạn nhằm mục đích phục vụ cho sinh viên bậc đại học thuộc khối ngành Xã hội nhân văn của Trường Đại học Nha Trang học tập học phần “Phương pháp nghiên cứu khoa học” với thời lượng 2 tín chỉ. Nội dung tài liệu bao gồm các khái niệm và trình tự căn bản trong nghiên cứu khoa học, các phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính phổ biến trong lĩnh vực Xã hội nhân văn, các kỹ thuật phân tích số liệu cơ bản và những vấn đề cần quan tâm khi viết hoặc đánh giá các tài liệu khoa học. Tài liệu được xây dựng theo hướng cô đọng để đáp ứng hoạt động học tập trên lớp, vì vậy để hiểu sâu hơn về các vấn đề liên quan, sinh viên cần đọc thêm các tài liệu được liệt kê ở mục Tài liệu tham khảo.
- Ấn phẩmNghiên cứu chuẩn Dublin Core Metadata(2015) KS. Lê Hoàng DươngNgày nay, việc xây dựng các cổng thông tin điện tử là một nhu cầu cấp thiết đối với các trường đại học nhằm cung cấp công cụ truy cập đến các tài nguyên thông tin của Nhà trường cho người dùng, đặc biệt là đối tượng giảng viên và sinh viên. Tài liệu học tập, giáo trình, luận văn, tài liệu tham khảo là những tài nguyên vô cùng quan trọng nhằm phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu và học tập của giảng viên và sinh viên của Nhà trường. Giải pháp xây dựng các thư viện tài liệu số để tích hợp vào trong cổng thông tin của Nhà trường đang được rất nhiều trường đại học quan tâm và phát triển. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay cho các thư viện tài liệu số là việc quản lý các tài nguyên khổng lồ của thư viện như thế nào để hỗ trợ việc tìm kiếm, truy hồi thông tin dễ dàng hơn, chính xác hơn, tìm kiếm theo ngữ cảnh của người sử dụng.
- Ấn phẩmCác loại ngôn ngữ tìm tin theo phân loại(2015) TS. Lê Văn ViếtHệ thống tìm tin được hiểu là một tập hợp ngôn ngữ tìm tin (với các quy tắc chuyển từ ngôn ngữ tự nhiên sang ngôn ngữ tìm tin và ngược lại) và tiêu chuẩn phù hợp ý nghĩa giữa các mẫu tìm tài liệu và lệnh tìm. Trong các sách báo chuyên môn người ta cũng thường gọi cả những dụng cụ và máy móc chuyên môn chỉ dùng để tìm tài liệu, căn cứ theo các địa chỉ lưu trữ chúng, là các hệ thống tìm tin. Hệ thống tìm tin được phân ra thành hệ thống tư liệu và hệ thống dữ kiện. Hệ thống tìm tin tư liệu đáp ứng các yêu cầu thông tin đưa vào hệ bằng cách cung cấp các tài liệu gốc, các bản sao hoặc các địa chỉ bảo quản những tài liệu chứa đựng những thông tin cần thiết. Phân hệ của các hệ thống tìm tin tư liệu (chỉ cung cấp các bản mô tả thư mục về những tài liệu cần tìm) đôi khi được gọi là các hệ thống tìm tin thư mục.
- Ấn phẩmTài nguyên thông tin(Tạp chí Thư viện Việt Nam, 2016) Nguyễn Minh Hiệp BA.,MS.Một bước phát triển quan trọng khi thư viện gắn liền với CNTT, thì ngành TVTT du nhập một thuật ngữ mới là Tài nguyên thông tin (Informa- tion Resources). Nó bao gồm những tài liệu thư viện và tất cả những hình thức mang tin hiện đại khác được xử lý bằng CNTT như tập tin máy tính, phần mềm, cơ sở dữ liệu…, mà nổi bật nhất là Tài nguyên số (Digital Resources). Như vậy, thuật ngữ Tài nguyên (Resources) được dùng thay cho thuật ngữ Tài liệu (Materials). Giống như Tài liệu, Tài nguyên là một danh từ số ít đếm được (Count noun). Trong bộ biên mục mô tả RDA và chuẩn biên mục Dublin Core, người ta gọi một đơn vị để xử lý là một resource (tài nguyên), một cuốn sách là một resource, một bài báo là một resource, một tấm hình là một resource, một video clip là một resource, một tập tin máy tính là một resource…
- Ấn phẩmPhân loại thông tin và hệ thống thông tin theo cấp độ(Lưu hành nội bộ, 2016) Lê Thị HuếHệ thống thông tin phục vụ hoạt động nội bộ là hệ thống chỉ phục vụ hoạt động quản trị, vận hành nội bộ của cơ quan, tổ chức; Hệ thống thông tin phục vụ người dân, doanh nghiệp là hệ thống trực tiếp hoặc hỗ trợ cung cấp dịch vụ trực tuyến, bao gồm dịch vụ công trực tuyến và dịch vụ trực tuyến khác trong các lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin, thương mại, tài chính, ngân hàng, y tế, giáo dục và các lĩnh vực chuyên ngành khác Hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin là tập hợp trang thiết bị, đường truyền dẫn kết nối phục vụ chung hoạt động của nhiều cơ quan, tổ chức như mạng diện rộng, cơ sở dữ liệu, trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây; xác thực điện tử, chứng thực điện tử, chữ ký số; kết nối liên thông các hệ thống thông tin; Hệ thống thông tin điều khiển công nghiệp là hệ thống có chức năng giám sát, thu thập dữ liệu, quản lý và kiểm soát các hạng mục quan trọng phục vụ điều khiển, vận hành hoạt động bình thường của các công trình xây dựng
- Ấn phẩmPHÂN CẤP NGUỒN THÔNG TIN(Lưu hành nội bộ, 2017) TS. Lê Văn HảoNguồn lực thông tin trong thư viện bao gồm tài liệu in truyền thống, tài liệu điện tử được chia sẻ trên mạng internet. Việc xây dựng chiến lược bổ sung tài liệu thư viện đóng một vai trò then chốt trong quá trình hoạt động của Thư viện. Hiện nay, thư viện đang phục vụ người dùng tin các SP – DV thông tin sau: cho mượn tại chỗ, về nhà, phô tô, đa phương tiện, tư vấn thông tin, cung cấp thông tin theo yêu cầu, tra cứu mục lục trực tuyến, thư mục chuyên đề, website thư viện, thông báo sách mới.
- Ấn phẩmNgôn ngữ tìm tin theo phân loại(Elibi thư viện trực tuyến miễn phí, 2018) Lê thị kiềuCó hai loại NNTT tiền kết hợp là ngôn ngữ phân loại và ngôn ngữ đề mục chủ đề. ðặc trưng chính của các NNTT tiền kết hợp là từ vựng có cấu trúc phân cấp một cách hệ thống và thường ở dạng một danh mục được định sẵn với các đơn vị từ vựng là các từ, cụm từ hoặc mã số. Khi đánh chỉ số tài liệu, người xử lý tài liệu có thể sử dụng các đơn vị từ vựng có sẵn hoặc kết hợp các đơn vị từ vựng với nhau theo những qui tắc nhất định để diễn tả các khái niệm phức tạp. Hệ thống tìm tin được biên sọan nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về hệ thống tìm tin cho sinh viên chuyên ngành thông tin-thư viện và trở thành tài liệu tham khảo bổ ích cho các cán bộ thư viện.