Lĩnh vực Du lịch
Duyệt Lĩnh vực Du lịch theo Tác giả "Dương Văn Sáu"
Đang hiển thị 1 - 5 của tổng số 5 kết quả
Số kết quả/trang
Tùy chọn sắp xếp
- Ấn phẩm5 vấn đề đặt ra cho khoa Văn hóa Du lịch trong "Hành trình kỉ niệm 55 năm Đại học Văn Hóa Hà Nội"(Tạp chí nghiên cứu văn hóa, 2013) Dương Văn Sáu; Hành trìnhTrình bày 5 vấn đề của khoa Văn hóa Du lịch cần giải quyết: Đổi mới nhận thức trong mục tiêu đào tạo, xây dựng con người(người dạy và người học), xây dựng và thực hiện chương trình, xây dựng sơ sở vật chất, giải quyết vấn đề thu nhập cho giảng viên.
- Ấn phẩmĐào tạo nhân lực du lịch ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn(Tạp chí nghiên cứu Văn hóa, 2010) Dương Văn SáuTrình bày những thành tố của nhân lực du lịch Việt Nam cũng như đặc điểm, yêu cầu của đối tượng này.Từ đó đặt ra những vấn đề với việc đào tạo nhân lực du lịch ở nước ta hiện nay.
- Ấn phẩmSản phẩm du lịch, tạo thương hiệu điểm đến cho Điện Biên Phủ(Tạp chí nghiên cứu Văn hóa, 2011) Dương Văn SáuTrình bày khái niệm về "sản phẩm du lịch" và đặc điểm của nó. Đồng thời, đề cập đến vấn đề xây dựng sản phẩm du lịch, tạo thương hiệu điểm đến cho thành phố Điện Biên Phủ.
- Ấn phẩmTìm hiểu việc bảo vệ môi trường qua hương ước làng Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu - Nghệ An)(Tạp chí nghiên cứu Văn hóa, 2013) Dương Văn SáuTrong quá khứ, việc bảo vệ môi trường đã được tiến hành ở các địa phương với những cách thức khác nhau. Làng Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu – Nghệ An) có một bản Hương ước ra đời ngày 20 tháng 8 năm Dương Hòa thứ 4 (1636). Trong bản Hương ước này, việc bảo vệ môi trường sống đã được cụ thể hóa bằng các điều luật gắn với làng xã buộc mọi người phải chấp hành. Thông qua bản Hương ước, chúng ta học được cách bảo vệ môi trường bằng những tiếp cận cụ thể, gắn với sản xuất và sinh hoạt làng xã. Những qui định chi tiết về việc chấp hành cũng như chịu xử phạt vi phạm đã khiến mọi người, đều phải nêu cao ý thức bảo vệ môi trường sống của mình và cộng đồng. Việc rút ra những bài học về bảo vệ môi trường từ trong quá khứ có ý nghĩa tích cực trong giai đoạn CNH-HĐH đất nước hiện nay.
- Ấn phẩmTriết lý đào tạo đại học ở Việt Nam hiện nay(2017) Dương Văn SáuĐào tạo đại học là cấp đào tạo căn bản, đặc biệt quan trọng cho sự phát triển của một đất nước. Tuy nhiên, ở Việt Nam, cấp độ đào tạo này đang gặp phải những khó khăn, trước hết là thiếu triết lý đào tạo. Triết lý đào tạo được con người tổng kết và rút ra từ những tư tưởng chủ đạo như là những nguyên tắc về đạo lý và phương pháp quản lý để dẫn dắt hoạt động đào tạo. Nó bắt nguồn từ yêu cầu của thực tiễn cuộc sống. Triết lý đào tạo thường thể hiện các quan điểm hành động, liên quan đến các Cơ quan chức năng làm nhiệm vụ quản lý, các cơ sở giáo dục đào tạo trong cả nước. Trong bài viết này, chúng tôi muốn trình bày quan điểm của mình về “Triết lý đào tạo đại học hiện nay để từ đó có thể góp thêm một tiếng nói trong quá trình nhận diện thương hiệu" của đào tạo đại học Việt Nam