Lĩnh vực Viết văn, Báo chí
Duyệt Lĩnh vực Viết văn, Báo chí theo Năm xuất bản
Đang hiển thị 1 - 21 của tổng số 66 kết quả
Số kết quả/trang
Tùy chọn sắp xếp
- Ấn phẩmNam Cao - lá cờ đầu của chủ nghĩa nhân đạo trong trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930-1945(2014) Trần, Hồng LiễuNam Cao (1917-1951) là một trong những nhà văn xuất sắc của văn học Việt Nam thế kỷ XX. Các sáng tác của ông trước 1945 đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của văn xuôi trên các phương diện: khả năng miêu tả và phân tích tâm lý, khả năng sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật...Đặc biệt, nhà văn được khẳng định là lá cờ đầu của chủ nghĩa nhân đạo trong trào lưu văn học Hiện thực phê phán 1930-1945. Thông qua hai đề tài chính của Nam Cam là người nông dân và người trí thức tiểu tư sản nghèo, bài viết đã phân tích, kiến giải nhằm chứng minh, khẳng định nội dung trên
- Ấn phẩmThơ đi sứ Nguyễn Huy Oánh trong dòng thơ sứ trình thời Lê Trung Hưng (1533-1788)(2015) Đỗ, Thị Thu ThủyBài viết khảo sát tình hình sáng tác, số lượng thơ đi sứ của Nguyễn Huy Oánh, nhà thơ - sứ thần tiêu biểu thời Lê Trung Hưng (1533-1788). Từ kết quả khảo sát, bài viết phân tích ba đặc điểm nổi bật của thơ đi sứ Nguyễn Huy Oánh trong vận động thơ sứ trình thời Lê Trung Hưng: đối thoại văn hóa và giao tình văn chương qua thơ xướng họa; vẻ đẹp mĩ lệ, giàu chất thơ của bức trang thiên nhiên, con người, cuộc sống; sự hình thành xu hướng thơ ký sự
- Ấn phẩmĐau ốm, bệnh tật, cái chết: Một tự sự thân thế trong văn chương Nguyễn Huy Thiệp(2015) Mai Anh TuấnBài viết mô tả, phân tích mối bận tâm của Nguyễn Huy Thiệp về đau ốm, bệnh tật và cái chết cũng như là những thực trạng thân thể nhân sinh khó nắm bắt mà xã hội Việt Nam hậu chiến đang phải đối mặt, và đồng thời, như là những chủ đề suy tư mang tính triết học mà bản thân nhà văn, trước bối cảnh văn hóa văn chương mới, có nhu cầu lên tiếng
- Ấn phẩmMột số kiểu kết cấu trong truyền kỳ mới 1932-1945(2015) Trần, Hồng LiễuBài viết tập trung tìm hiểu những ảnh hưởng và sáng tạo về kết cấu, phân tích "nghệ thuật trình bày, bố trí các yếu tố ngoài cốt truyện" nhằm nhận diện rõ hơn những thành tựu và đóng góp của mảng sáng tác này trên hành trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc
- Ấn phẩmTừ sống cùng lịch sử nghĩ về đường đi của phim chiến tranh hiện nay(2015) Mai Anh TuấnSống cùng lịch sử là bộ phim khai thác đề tài chiến tranh, được khán giả yêu mến và nhắc đến nhiều trong tâm trí khán giả, phim khắc họa sâu sắc về chiến tranh, người lính chân thực. Bài viết là cảm nghĩ, phân tích của tác giả đối với tác phẩm và là dự đoán cho nền công nghiệp làm phim chiến tranh tại Việt Nam
- Ấn phẩmPhơi nghĩ ngợi(2015) Mai Anh TuấnBài viết là cảm nghĩ, phân tích, liên hệ cuộc sống của tác giả đối với tác phẩm " Lòng người mênh mang" của Hoàng Hồng Minh.
- Ấn phẩmĐộ - Quảng - Nguyên - Ngọc(2015) Mai Anh TuấnBài viết là lúc tác giả suy nghĩ chậm trãi về những tiểu luận của Nguyễn Ngọc. Nguyên ngọc là nguồn cảm hứng đặc biệt của tác giả về đất Quảng Nam, đây là phẩm chất riêng của vùng đất và con người nơi đây: luôn bước tới, ở tiền tuyến, khồng ngại đứng đầu sóng ngọn gió.
- Ấn phẩmPhân tích một số tác phẩm điện ảnh Việt Nam đương đại từ phân tâm học(2015) Mai Anh TuấnBài viết là sự diễn giải và bình luận của tác giả đối với hình ảnh phim, góc quay, dàn cảnh, âm thanh, dựng phim, chuyện phim,...của một số bộ phim điện ảnh bằng phân tâm học
- Ấn phẩmBản sắc Phan Khôi(2015) Mai Anh TuấnPhan Khôi là một trong những cây bút tài năng, cá tính của thế hệ nhà văn hiện đại. Bài viết là bàn luận, phân tích về bản sắc, cá tính, phong cách làm văn của Phan Khôi thông qua các tác phẩm của ông.
- Ấn phẩmNhững "đối thoại ngầm" và tinh thần "giải trung tâm" của Nguyễn Du trong Bắc hành tạp lục(2015) Đỗ Thị Thu ThủyBài đăng trong hội thảo quốc tế kỷ niệm 250 năm sinh đại thi hào Nguyễn Du (1765-2015)
- Ấn phẩmĐọc "vẫy vào vô tận" của Đỗ Lai Thúy 17 chân dung học thuật(2015) Mai Anh Tuấnbài viết là 17 chân dung của nhà học thuật Việt Nam thế kỷ 19 và 20 qua các tiểu luận nghiên cứu ẩn dưới dạng thức bút của Đỗ Lai Thúy đủ sức vẫy vào nhận thức người đọc hôm nay những vỡ lẽ mới
- Ấn phẩmHai đặc điểm nghệ thuật của mảng sáng tác tân truyền kỳ trong văn học Việt Nam 1930 - 1945(2015) Trần, Thị Hồng LiễuBài viết đề cập đến địa điểm, thời gian xuất hiện yếu tố kỳ ảo và nghệ thuật miêu tả, khắc họa cảm giác trong văn học tân truyền kỳ Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945
- Ấn phẩmTìm hiểu hệ thống chủ đề của dòng tân truyền kỳ Việt Nam 1930-1945 trên cơ sở ảnh hưởng liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh(2015) Trần, Thị Hồng LiễuTrên cơ sở tìm hiểu hệ thống chủ đề của tập truyện Liêu Trai chí dị (Bồ Tùng Linh), bài viết đã nhận diện những ảnh hưởng và sáng tạo về chủ đề của các tác giả tân truyền kỳ Việt Nam 1930-1945. Đặc biệt, thông qua sự sáng tạo, bài viết cũng bước đầu khám phá sự khác biệt giữa họ. Chính những khác biệt này đã tạo nên một diện mạo phong phú, hấp dẫn cho mảng sáng tác tân truyền kỳ nói riêng và văn học Việt Nam 1930-1945 nói chung, góp phần quan trọng vào tiến trình hiện đại hóa nền văn học nước nhà 50 năm đầu thế kỷ XX
- Ấn phẩmCon đường đến với thế giới Liêu trai của các nhà văn tân truyền kì Việt Nam 1930 - 1945(2015) Trần, Thị Hồng LiễuBài viết đề cập đến hai vấn đề chính: thứ nhất là những bản dịch Liêu trai liên tiếp xuất hiện từ 1933-1942, tiêu biểu là bản dịch của Tản Đà; thứ hai là "những tâm sự u uất của các thanh niên trí thức trẻ tuổi, yêu nước nhưng bế tắc trên con đường đi tìm lý tưởng cùng hoàn cảnh ngột ngạt của một dân tộc bị mất quyền tự do đã đưa các nhà văn tìm đến thế giới chồn, ma nhằm tìm niềm vui nơi âm giới"
- Ấn phẩmNhững "đối thoại ngầm" và tinh thần "giải trung tâm" của Nguyễn Du trong Bắc hành tạp lục(2015) Đỗ, Thị Thu ThủyBài viết nhằm mục đích giải mã những "đối thoại ngầm" của Nguyễn Du trong những bài thơ đề vịnh nhân vật lịch sử hoặc thiên nhiên, con người trên đường đi về những vấn đề chính trị, văn hóa, văn chương, từ đó tiếp tục tìm kiếm, khẳng định tầm vóc tư tương của Nguyễn Du trong giao lưu chính trị - văn hóa khu vực, ở khả năng tạo nên những đối thoại khẳng định tư thế bình đẳng, tự chủ trước quyền lực chính trị và văn hóa của "thượng quốc"
- Ấn phẩmThời của tản văn(2015) Mai Anh TuấnBài viết có nội dung là bàn luận, phân tích của tác giả đối với thể loại "tản văn". trừng 10 năm trước đến nay , các đầu sách được dán nhãn tản văn, vì các nhà xuất bản trong nước ra đời liên tục, với khối lượng và dung lượng vừa phải các tác phẩm tản văn được trải dài trên các mặt báo, nên cũng nhiều bút danh thành cồng, thành danh nhờ thể loại này.
- Ấn phẩmVài cảm nhận về tiểu thuyết Việt năm 2014(2015) Mai Anh TuấnBài viết có nội dung đề cập đến cảm nghĩ, cảm nhận của tác giả về tiểu thuyết việt nam trong năm 2014, và các năm trước đó. Bài viết chỉ ra ưu điểm ,nhược điểm của viết tiểu thuyết và kể tên những tác phẩm nổi bật trong năm.
- Ấn phẩmTìm về cá tính H'Mông(2015) Mai Anh TuấnBài viết là sự nhận xét, bàn luận về dân tộc H'Mông, bài viết được viết dựa trên cảm nhận, phân tích về 2 tác phẩm khác là: Những đỉnh núi du ca, một lối tìm về cá tính H'Mông của tác giả Nguyễn Mạnh Tiến. Nội dung gồm: Bộ từ khóa xác lập cá tính H'Mông, Một Việt Nam nhìn từ núi.
- Ấn phẩmMột kiểu nhà báo - nhà văn chiến tranh nhìn qua trường hợp Dương Thị Xuân Qúy(2015) Ngô, Văn GíaNhà báo - nhà văn Dương Thị Xuân Qúy sinh ngày 19/4/1941 , bà nguyên là phóng viên báo phụ nữ Việt Nam từ năm 1961 đến năm 1968. Tháng 7/1968 bà xung phong vào chiến trường, nhận nhiệm vụ phóng viên Tạp trí Văn nghệ giải phóng thuộc trung Nam Bộ. Đêm 8 tháng 3/1969, trong một trận càn quét ác liệt của quân địch, bà đã hy sinh tại thôn Thị Thại, xã Xuyên Tân, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, với tư cách là một nhà báo, nhà vận chiến trường, bà tiêu biểu cho một người viết cúa Việt Nam nhưng năm chiến tranh trong ý nghĩa dấn thân, tác nghiệp và sáng tạo
- Ấn phẩmXuân nay đọc về làng Việt xưa(2016) Mai Anh TuấnBài viết là sự tìm hiểu, phân tích về tác phẩm "Người nông dân châu thổ Bắc kì" của Pierre Gourou, phân tích vào những khía cạnh từ vốn tri thức làng, nghĩ về cơ hội làm mới cách tiếp cận văn chương.
- Ấn phẩmTừ trải nghiệm riêng khác đến tự ý thức: Nguyễn Huy Thiệp như một mẫu nhà văn mới.(2016) Mai Anh TuấnBài viết đề cập đến vấn đề bằng cách nhìn lại các sự kiện tiểu sử, các quan điểm nhân sinh và nghệ thuật, các dấu mốc trong hành trang, văn chương tác giả, các tác nhân từ bối cảnh văn hóa xã hội đương thời, sẽ phác dựng và phân tích Nguyễn Huy Thiệp như một mẫu tác giả văn học mới.