Lĩnh vực Văn hóa học
Duyệt Lĩnh vực Văn hóa học theo Năm xuất bản
Đang hiển thị 1 - 21 của tổng số 362 kết quả
Số kết quả/trang
Tùy chọn sắp xếp
- Ấn phẩmTruyền thống và đổi mới trong văn hóa Việt Nam(Xã hội học, 1988) Vũ,KhiêuBài viết chủ yếu nói về nền văn hóa truyền thống và hiện đại, nêu ra những đề xuất để đổi mới cũng như muốn Việt Nam xây dựng một nền văn hóa mang bản sắc Việt Nam
- Ấn phẩmVề những bức phù điêu cổ Phật tại chùa Trăm Gian(2001) Phạm, Thu HươngChùa Tram Gian hiện nay thuộc thôn Tiên Lũ, xã Tiên Phong, huyện Chương Mỹ, tình Hà Tây. Chùa có tên chu là Quảng Nghiêm, song xưa nay it người chú ý đến tên chữ của nó, vì nằm ở làng Tiên Lu (tên nôm là làng Sở) nên chùa được gọi là chùa Tiên Lữ hay chùa So và bởi nằm trên núi Mã Yên (Mã Sơn) nên còn gọi là chùa Núi, nhưng cái tên thường gọi và cũng được moi người biết đến nhiều hơn cả là chùa Trăm Gian. Đây là ngôi chùa có quy mô lớn và nối tiếng bởi nó mang trong mình nhiều giá trị văn hoá nghệ thuật đặc sắc, cả về cảnh quan thiên nhiên lẫn kiến trúc, điêu khắc... Có thể nói chùa Trăm Gian là một danh lam thắng cảnh.
- Ấn phẩmGìn giữ và phát huy bản lĩnh,bản sắc dân tộc của văn hóa(Tạp chí Di sản văn hoá, 2002) Lưu,Trần TiêuBài viết đưa ra những điều để phát huy bản lĩnh, bản sắc vốn có của văn hóa Việt Nam
- Ấn phẩmBản chất và đặc trưng tín ngưỡng dân gian trong lễ hội cổ truyền Việt Nam(2004) PGS.TS. Nguyễn,Tri PhươngLễ hội nói chung, đặc biệt các lễ hội cổ truyền, đều xuất phát từ nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân, thường diễn ra như một cơ hội để con người thể hiện tấm lòng sùng kính của mình với đức tin mà mình đã chọn. Nói một cách khác, tín ngưỡng và lễ hội có một mối quan hệ mật thiết với nhau
- Ấn phẩmVề các lớp văn hóa trong sự tích thánh Dương Không Lộ(2005) Phạm, Thu HươngPhật giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm và nhanh .chóng hòa nhập với địa chỉ tín ngưỡng để trở thành một hệ phái mang sắc thái Việt Nam. Chúng tôi có thể thấy hiện tượng này thông qua các dấu ấn vật chất, mà Phật giáo để lại. Theo dòng lịch sử, ngôi nhà - giáo đường của nhà Phật có nhiều "tháp" hay chùa dạng "nhà" Thời gian Lý đến những ngôi làng Thời Trần, Lê với mặt bằng phổ biến hình chữ Nhất, chữ Công, rồi đến thế kỷ XVI, XVII xuất hiện kiến trúc kiểu "nội công ngoại quốc" với nhiều dãy dọc, tạo nên những ngôi nhà có nguy cơ đồ họa với nhiều kiến trúc đơn nguyên mà hiện nay chúng ta thấy.
- Ấn phẩmVăn hóa Sa Huỳnh nhìn từ văn hóa Đồng Nai(2005) Nguyễn,Thị HậuHai nền văn hóa khảo cổ Sa Hùynh và Đồng Nai đều có niên đại khỏang 3500 đến 2000 năm cách ngày nay. Cùng với văn hóa Đông Sơn, ba nền văn hóa này đã trở thành 3 trung tâm văn hóa thời Kim khí trên đất nước ta, vừa có những nét chung nhưng đồng thời cũng có những đặc trưng khác biệt, làm nên sự đa dạng của những khu vực văn hóa tộc người trong bối cảnh Đông Nam Á thời cổ. Từ những nghiên cứu về văn hóa Sa Hùynh và văn hóa Đồng Nai giai đoạn sơ kỳ sắt, bài viết nhìn lại sự tương đồng và khác biệt cơ bản nhất về các di tích mộ chum của hai nền văn hóa này, góp phần làm rõ hơn sự phong phú đa dạng của các nền văn hóa tiền – sơ sử Việt Nam
- Ấn phẩmKhai thác các giá trị văn hóa và lễ hội truyền thống ở các tỉnh ĐBSCL phục vụ phát triển du lịch(Tạp chí văn hóa dân gian, 2005) Lê,Hồng LýNăm 2007, tại Washington - thủ đô của nước Mĩ - sẽ diễn ra một lễ hội do Viện Smithsonian tổ chức với quy mô hết sức hoành tráng, thu hút hàng triệu lượt người từ khắp nước Mĩ và thế giới. Lễ hội ấy mang tên: “Mê Kông – dòng sông kết nối các nền văn hoá” với sự tham gia của 5 nước trong lưu vực bao gồm: Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Cămpuchia và Việt Nam.
- Ấn phẩmNhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam - Suy nghĩ về công tác đào tạo cán bộ(2007) Phạm, Thu HươngThưa 3 tháng, sau khi nước nhà được độc lập, lúc này nước phải đo mặt bằng vì muốn khó khan, ngày 23/11/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sác lệnh số 65 / SL-CTP " ấn định nhiệm vụ của Dông phương Bác cổ học viện ". Sắc "lệnh không chỉ là văn bản đầu tiên về bảo vệ di sản văn hóa dân tộc mà, còn thể hiện sự đánh giá cao của trò chơi, vị trí của di sản văn hóa và những định hướng đúng đắn của Nhà nước ta đối với với sự nghiệp bảo vệ tấn di sản văn hóa dân tộc.
- Ấn phẩmTính cách văn hóa người Nam Bộ như một hệ thống(Đại học quốc gia TP.HCM, 2008) Trần,Ngọc ThêmBài viết này công bố lần đầu với tên gọi "Tính cách văn hoá Nam Bộ" tại Hội thảo "Đồng bằng sông Cửu Long: thực trạng và giải pháp để trở thành vùng trọng điểm phát triển kinh tế giai đoạn 2006-2010" do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Tp. HCM tổ chức năm 2006 và in trong sách cùng tên do NXB ĐHQG Tp.HCM xuất bản năm 2006. Công bố lần hai (có sửa chữa và bổ sung) với tên gọi "Tính cách văn hoá Nam Bộ như một hệ thống" tại Hội thảo "Nam Bộ thời kỳ cận đại" do Bộ khoa học và công nghệ phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức tại thành phố Cần Thơ ngày 4-3-2008
- Ấn phẩmVăn hóa ven sông Hồng ở Việt Nam, vấn đề và sự tiếp cận(2008) Nguyễn,Chí BềnBài viết đưa ra các nét đẹp văn minh của nền văn hóa Sông Hồng ở Việt Nam. Đưa ra những ý kiến góp phần làm tăng tinnhs văn minh của nền văn hóa này
- Ấn phẩmVăn hóa tổ chức Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh đổi mới và hội nhập(Tạp chí khoa học ĐHQGHN, 2009) Nguyễn,Viết Lộc
- Ấn phẩmBiến đổi văn hóa và phát triển: Khảo cứu ban đầu ở cộng đồng người Mông tại Hòa Bình(Trung tâm Con người và thiên nhiên, 2009) Nguyễn, Thị Hằng; Phan,Đức Nam; Bùi,Ngọc HàBáo cáo được thực hiện trong khuôn khổ dự án thí điểm tiếp cận thị trường tổng hợp nhằm hỗ trợ công tác bảo tồn thiên nhiên: Nâng cao đời sống cộng đồng vùng đệm để giảm thiểu tác động lên tài nguyên tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia – Pà Cò, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, do Trung tâm Con người và thiên nhiên thực hiện. Dự án này được tài trợ bởi Quỹ Blue Moon. Tất cả những quan điểm được trình bày trong báo cáo này là ý kiến chủ quan của tác giả mà không có sự tác động của bất cứ tổ chức nào ở trên
- Ấn phẩmPhát hiện mới về quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản(Đại học Văn Hóa Hà Nội, 2010) Lê, Thị Khánh LyViệt Nam và Nhật Bản đã và đang phát triển mối quan hệ ngoại giao thân thiện và tốt đẹp. Từ trước tới nay, các nhà nghiên cứu thường cho rằng quan hệ bang giao chính thức giữa hai nước được xác định vào khoảng cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII. Tuy vậy, việc nghiên cứu về vương quốc Ryukyu (nằm ở phía Tây Nam Nhật Bản, bị sát nhập vào lãnh thổ Nhật Bản năm 1879, trở thành tỉnh Okinawa của Nhật hiện nay) cho thấy rằng vương quốc này đã sớm có mối quan hệ bang giao với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Đây là một căn cứ quan trọng giúp các nhà nghiên cứu có cơ sở xác định thời điểm quan hệ bang giao Việt - Nhật sớm hơn khoảng một thế kỷ (đầu thế kỷ XVI), qua đó góp phần củng cố mối quan hệ giữa Việt Nam - Nhật Bản hiện nay.
- Ấn phẩmVăn hóa Thăng Long nghìn năm hội tụ(Đại học Văn Hóa Hà Nội, 2010) Nguyễn, Văn CầnTrình bày khái quát về vùng đất Thăng Long và giới thiệu một số danh nhân tiêu biểu của nơi này.
- Ấn phẩmVăn hóa là hệ thống các biểu tượng thông tin - xã hội(Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội, 2010) Nguyễn, Văn HậuTrình bày cách tiếp cận văn hoá như là hệ thống các biểu tượng - thông tin xã hội.Đồng thời đưa ra 5 nhóm tiếp cận văn hóa khác nhau bao gồm:1.Văn hoá như là thuộc tính bản chất của đời sống xã hội;2.Văn hoá như là một dạng hoạt động của đời sống xã hội;3.Văn hoá như là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra;4.Văn hoá như là một tiểu hệ thống của toàn bộ hệ thống xã hội - tiểu hệ thống văn hoá tinh thần;5.: Văn hoá như là hệ thống các biểu tượng - thông tin xã hội.
- Ấn phẩmMối quan hệ giữa chính trị và đạo đức trong "Hướng tới nền hòa bình vĩnh cửu" của I.Cantơ(Đại học Văn Hóa Hà Nội, 2010) Vũ, Thị Thu LanMối quan hệ giữa đạo đức và chính trị là vấn đề được rất nhiều nhà tư tưởng từ cổ chí kim quan tâm lý giải. Trong tác phẩm: “Hướng tới nền hòa bình vĩnh cửu”, I. Cantơ - nhà triết học Đức lỗi lạc, đã đi sâu phân tích, đánh giá và đưa ra những quan điểm mang tính đột phá về mối quan hệ giữa đạo đức và chính trị. Những quan điểm đó của ông mang ý nghĩa vượt thời đại, là tiền đề và định hướng cho việc giải quyết một trong những vấn đề toàn cầu cấp bách hiện nay – vấn đề chiến tranh và hòa bình. Vấn đề đó lại càng có ý nghĩa hơn khi chúng ta đang chuẩn bị kỷ niệm đại lễ nghìn năm Thăng Long - Hà Nội, thành phố vì hòa bình. Trong bài viết này, tác giả cố gắng nêu lên và phân tích những quan điểm cơ bản đó của ông.
- Ấn phẩmNét văn hóa của người phụ nữ Hà Nội xưa và nay(Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội, 2010) Trần, Thị Thu NhungHà Nội đang tiến tới kỷ niệm một ngàn năm tuổi. Hà Nội trong mắt người dân Việt Nam và thế giới là mảnh đất kinh kỳ, nơi đó có những người con gái thanh lịch tinh tế và đằm thắm, dịu dàng. Văn hóa người phụ nữ Hà Nội đã có sự biến đổi theo thời gian. Bài viết tập trung vào nét văn hóa ăn mặc, phong cách ứng xử trong gia đình và cộng đồng của người phụ nữ Hà Nội xưa và nay. Thông qua sự biến đổi về văn hóa ấy, hơn bao giờ hết, người phụ nữ Hà Nội cần kế thừa nét văn hóa truyền thống của người Hà Nội xưa và phát huy nét văn hóa mới phù hợp với thời đại hôm nay.
- Ấn phẩmSuy nghĩ về lý thuyết tiếp cận liên ngành trong văn hóa học(Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội, 2010) Phan, Thanh TáTừ cuối thế kỷ XX trong khoa học xã hội phát triển một hướng nghiên cứu mới, nghiên cứu văn hóa học. Đi theo hướng này, văn hóa được xem như “cái tổng thể”. Đây cũng là xu thế của thời đại, xu thế “khoa học mới” của thế kỷ XXI.Trong thực tiễn nhiều nhà nghiên cứu văn hoá Việt Nam đã vận dụng thành công phương pháp tiếp cận liên ngành. Có thể nói tiếp cận liên ngành là công cụ đặc biệt, cần thiết và hữu hiệu trong nghiên cứu văn hoá học hiện nay.
- Ấn phẩmTư tưởng trọng hiền tài thời Lê Sơ (1428- 1527) thông qua hệ thống văn bia tại Văn Miếu - Quốc tử giám (Hà Nội)(Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội, 2010) Đỗ, Trần Phương; Nguyễn, Thành NamVăn Miếu– Quốc Tử Giám được coi là biểu tượng của văn hiến Việt Nam nói chung và biểu tượng của văn hiến Thăng Long nói riêng. Hiện nay, Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn giữ được 82 tấm bia ghi lại các khoa thi được tổ chức từ năm 1442 đến năm 1779. Trong bài viết này, chúng tôi muốn đề cập đến một khía cạnh trong hệ giá trị của hệ thống bia đá, đó là tư tưởng trọng hiền tài thông qua các tấm bia được dựng vào thời Lê Sơ (1428- 1527). Tư tưởng đó được thể hiện trên những bình diện: vai trò của hiền tài đối với quốc gia, cách thức tuyển chọn hiền tài, chế độ đãi ngộ và tôn vinh hiền tài, yêu cầu đối với hiền tài và trách nhiệm của hiền tài đối với quốc gia. Đội ngũ người hiền tài được đào tạo dưới thời Lê sơ đã đưa nhà Lê phát triển tới đỉnh cao về mọi mặt, đạt tới vinh quang trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước thế kỷ XV.
- Ấn phẩmChùa Cầu Đông - Một di tích quan trọng góp phần xác định vị trí Hoàng thành Thăng Long(Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội, 2010) Phạm, Thu HằngChùa Cầu Đông là ngôi chùa cổ thuộc thiền phái Tào Động, hiện ở số 38B phố Hàng Đường, phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Căn cứ vào di vật có niên đại sớm nhất (bia “Đông Môn tự ký” - 1624) thì vào khoảng đầu thế kỷ XVII, chùa Cầu Đông đã có mặt trên mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn vật. Giá trị kiến trúc, điêu khắc và hệ thống di vật của chùa chủ yếu mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn - giai đoạn cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam. Giá trị đặc biệt của chùa Cầu Đông tập trung ở hệ thống di vật, đặc biệt là di vật có minh văn (bia đá, chuông đồng). Địa điểm tồn tại của ngôi chùa là cứ liệu quan trọng để giới khoa học “tìm lại dấu vết thành Thăng Long”- xác định vị trí phía Đông của hoàng Thành Thăng Long.
- Ấn phẩmSự hình thành nhà nước dân tộc(State - nation) và văn hóa dân tộc ( national culture) ở Việt Nam(Đại học Văn Hóa Hà Nội, 2010) Phan, Thanh TáTrình bày khái quát về sự hình thành nhà nước dân tộc và văn hóa dân tộc ở Việt Nam. Đưa ra thuật ngữ nhà nước dân tộc và văn hóa dân tộc để làm sáng rõ luận điểm trong việc nghiên cứu văn hóa dân tộc Đại Việt.