Lĩnh vực Luật
Duyệt Lĩnh vực Luật theo Tác giả "Lê, Thị Minh Trâm"
Đang hiển thị 1 - 4 của tổng số 4 kết quả
Số kết quả/trang
Tùy chọn sắp xếp
- Ấn phẩmBảo tồn và phát huy tri thức văn hóa bản địa của người Tây Nguyên(Viện nghiên cứu Văn hóa, 2020) Lê, Thị Minh Trâm; Nguyễn, Thị Loan AnhCác dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên có một nền văn hóa bản địa hết sức phong phú và đa dạng. Trong đó, có những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa đại diện cho nhân loại. Do vậy, vấn đề bảo tồn và phát huy, chống lại sự mai một của tri thức văn hóa bản địa trong quá trình hiện đại hóa tại khu vực này đang là vấn đề vô cùng cần thiết và cấp bách hiện nay. Trong phạm vi bài viết này, tác giả sẽ trình bầy hai vấn đề chính. Thứ nhất, là nhận thức về hiện trạng văn hóa bản địa tại khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên hiện nay. Thứ hai, là một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức, cách thức bảo tồn, phát huy nguồn tri thức văn hóa bản địa vì sự ổn định và phát triển bền vững hiện nay tại khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên. Cuối cùng là kết luận và danh mục tài liệu tham khảo.
- Ấn phẩmBảo tồn và phát huy tri thức văn hóa bản địa của người Tây Nguyên(Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 2021) Nguyễn, Thị Loan Anh; Lê, Thị Minh TrâmTri thức văn hóa bản địa đóng một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống và sản xuất của người dân, đặc biệt là người dân miền núi, vùng sâu, vùng xa. Người dân các dân tộc miền núi có hệ thống kiến thức bản địa rất phong phú. Hệ thống kiến thức này thực sự là nguồn lực quý giá cho sự phát triển của cộng đồng cũng như sự phát triển của toàn xã hội. Hệ thống văn hóa bản địa góp phần vào việc duy trì và bảo tồn giá trị đa dạng sinh học cho từng địa phương, góp phần làm nên bản sắc tộc người; là tài sản của mỗi tộc người trong quá trình phát triển, phản ánh mối quan hệ của từng cộng đồng đối với môi trường tự nhiên và xã hội.
- Ấn phẩmNhững phát triển, hoàn thiện trong các quy định về chế độ chính trị của hiến pháp năm 2013(An Ninh và Xã Hội, 2014) Lê, Thị Minh TrâmChế độ chính trị đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự tồn tại, phát triển của một xã hội; nó là phương thức tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị quốc gia, được cấu thành bởi sự kết hợp các yếu tố chính trị, kinh tế - xã hội, tư tưởng văn hóa, pháp luật, hành chính để điều hành đời sống xã hội. Trong Hiến pháp nước ta và nhiều nước, chế độ chính trị quy định về nguồn gốc, tính chất của quyền lực, sự phân bố, tổ chức và mối quan hệ giữa các cơ quan quyền lực, về quan hệ của Nhà nước với công dân, tổ chức chính trị, các tổ chức xã hội, giữa các giai cấp và tầng lớp, giữa các dân tộc trong nước n và thế giới. Do tính chất và tầm quan trọng của chế độ chính trị đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội nên trong tất cả các bản Hiến pháp nước ta và Hiến pháp nhiều nước, chế độ chính trị được ghi nhận trong chương đầu với vị trí là chế độ pháp lý cơ bản, chi phối nội dung của các chế định khác trong Hiến pháp. Theo đó, khi nói về một bản Hiến pháp nào đó, vấn đề đầu tiên thường được quan tâm, đề cập đến đó là chế định về chế độ chính trị.
- Ấn phẩmQuyền tự do cư trú năm 2020 của công dân Việt Nam nhìn từ góc độ văn hóa(Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 2022) Lê, Thị Minh TrâmQuyền tự do cư trú là một quyền cơ bản của con người đã được ghi nhận trong Luật Nhân quyền quốc tế và cũng là một quyền nhân thân cơ bản, quyền hiến định của công dân. Luật Cư trú năm 2020 là sự phát triển và bảo đảm thực hiện quyền tự do cư trú trong nước của công dân Việt Nam. Nhìn từ góc độ văn hóa, đó là sự gắn kết chặt chẽ quyền được thụ hưởng sự phát triển của công dân với sự phát triển văn hóa. Bài viết sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp so sánh thông qua năm bản Hiến pháp Việt Nam và các luật Cư trú, qua đó chỉ ra những sự kế thừa và điểm mới về quyền tự do cư trú của công dân Việt Nam được quy định trong Luật Cư trú năm 2020.