Lĩnh vực Quản lý Văn hóa, Nghệ thuật
Duyệt Lĩnh vực Quản lý Văn hóa, Nghệ thuật theo Tác giả "Chử, Thị Thu Hà"
Đang hiển thị 1 - 3 của tổng số 3 kết quả
Số kết quả/trang
Tùy chọn sắp xếp
- Ấn phẩmBảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Thái ở Bản Áng trong phát triển du lịch(Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội, 2017) Chử, Thị Thu HàHơn chục năm trở lại đây, bản Áng thuộc xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La trở thành điểm du lịch hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Sự hấp dẫn của bản Áng nằm ở cảnh quan thiên nhiên thơ mộng được tạo nên bởi những vườn mận đào xanh mướt, quần thể sinh thái hồ nước, rừng thông… Đặc biệt hơn, đến với bản Áng, du khách được khám phá, trải nghiệm những giá trị văn hóa độc đáo của người Thái nơi đây. Những giá trị đó thể hiện qua kiến trúc nhà ở, trang phục, ẩm thực, nghề dệt thổ cẩm cổ truyền hay các loại hình nghệ thuật dân gian, lễ hội... Tiếp tục khai thác, phát huy bản sắc văn hóa Thái trong hoạt động du lịch tại bản Áng sẽ tạo điểm nhấn để ngày càng thu hút khách
- Ấn phẩmTrang phục của người Dao ở Ba Vì Hà Nội (Truyền thống và biến đổi)(Tạp chí nghiên cứu Văn hóa, 2013) Chử, Thị Thu HàXã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội hiện nay là xã duy nhất của thủ đô có người Dao Quần Chẹt cư trú, chiếm tới 98% dân số toàn xã. Trước Cách mạng tháng Tám, họ sinh sống trên sườn núi Ba Vì. Sau cuộc vận động hạ sơn của Đảng và Nhà nước năm 1968, cộng đồng người Dao nơi đây đã chuyển xuống định cư dưới chân núi Ba Vì. Từ đó đến nay, đặc biệt từ sau thời kỳ đổi mới, văn hóa vật chất của người Dao trong đó có bộ trang phục đã có nhiều biến đổi. Sự biến đổi này diễn ra theo cả hai chiều hướng: tích cực và hạn chế. Sự biến đổi tích cực cho thấy chất lượng cuộc sống của người Dao ở Ba Vì đang được nâng cao. Tuy nhiên, những biến đổi cũng cho thấy trong tương lai nguy cơ mai một bản sắc văn hóa của người Dao ngày càng lớn.
- Ấn phẩmVấn đề đặt ra đối với giáo dục Văn hóa dân tộc cho thế hệ trẻ người dân tộc thiểu số trong công tác bảo vệ và phát huy di sản văn hóa các dân tộc thiểu số hiện nay(Viện nghiên cứu Văn hóa, 2020) Chử, Thị Thu HàTrong bối cảnh giao lưu và hội nhập mạnh mẽ, văn hóa các dân tộc thiểu số ở nước ta đang đứng trước nhiều thách thức trong việc giữ gìn bản sắc, đặc biệt ở thế hệ trẻ. Thế hệ trẻ được coi là cầu nối để mạch nguồn văn hóa dân tộc chảy trôi giữa quá khứ - hiện tại và tương lai. Nếu thế hệ trẻ người dân tộc thiểu số quay rùng với truyền thống văn hóa, thì không những truyền thống văn hóa của dân tộc ấy bị đứt gãy, mà nguy cơ mất bản sắc dân tộc là rất lớn. Vì vậy, cần chú trọng giáo dục văn hóa dân tộc cho thế hệ trẻ người dân tộc thiểu số. Đó là trách nhiệm ' của gia đình, nhà trường và xã hội. Trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ xin tập trung khảo sát ở môi trường giáo dục nhà trường, đặc biệt trong hệ thống các trường dân tộc nội trú, bán trú, dự bị đại học. Nơi đây, hầu hết học sinh là con em người dân tộc thiểu số. Các em ở lại học tập, sinh hoạt tại trường và thường xuyên xa gia đình, cộng đồng. Theo đó, những thực hành văn hóa truyền thống, sự bảo bán trao truyền văn hóa từ ông bà, bố mẹ bị hạn chế. Sự mai một bản sắc không chỉ ảnh hưởng tới cá nhân, gia đình, dòng họ các em mà sẽ tác động không nhỏ tới cộng đồng bởi các em chính là thế hệ trí thức tương lai của dân tộc. Nói cách khác, công tác bảo vệ và phát huy di sản văn hóa các dân tộc thiểu số hiện nay có bền | vũng hay không phụ thuộc rất lớn vào chất lượng công tác giáo dục văn hóa dân - tộc cho thế hệ trẻ người dân tộc thiểu số.