Lĩnh vực Văn hóa học
Duyệt Lĩnh vực Văn hóa học theo Tác giả "Hoàng, Văn Thảo"
Đang hiển thị 1 - 2 của tổng số 2 kết quả
Số kết quả/trang
Tùy chọn sắp xếp
- Ấn phẩmĐường lối trị nước của Lê Quý Đôn(Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội, 2020) Hoàng, Văn ThảoLê Quý Đôn (1726 - 1784) là một trong những nhà tư tưởng, nhà chính trị xuất sắc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam và là nhà nho nổi tiếng nhất thế kỷ XVIII, nhưng đường lối chính trị của ông lại có những điểm khác với các nhà nho truyền thống. Trong đường lối trị nước của mình, Lê Quý Đôn chủ trương kết hợp “Đức trị” với “Pháp trị”, trong đó đề cao “Pháp trị”. Mặc dù đường lối trị nước của ông không được vua Lê, chúa Trịnh tin dùng nhưng nó đã để lại những dấu ấn đậm nét trong lịch sử tư tưởng của dân tộc ta ở thế kỷ XVIII.
- Ấn phẩmNho giáo trong đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân Nam bộ nửa cuối thể kỷ XIX (qua sáng tác tiêu biểu của nhà nho Nguyễn Đình Chiểu)(Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội, 2022) Hoàng, Văn ThảoNho giáo ra đời ở Trung Quốc vào thế kỷ VI TCN, được du nhập và phát triển ở Việt Nam với hàng ngàn năm lịch sử. Đến thế kỷ XV, nó đã có vị trí quan trọng trong kiến trúc thượng tầng của xã hội phong kiến Việt Nam, đồng thời cũng chi phối mạnh mẽ đến đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên, cùng với quá trình khai hoang lập ấp, mở mang bờ cõi của cha ông, sự ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam diễn ra không đồng nhất. Đối với đời sống văn hóa tinh thần của cư dân Bắc Bộ và Trung Bộ, thì Nho giáo đã có sự ảnh hưởng sâu đậm cả nghìn năm lịch sử, nhưng với vùng đất Nam Bộ thì sự ảnh hưởng đó mới chỉ có khoảng hơn 300 năm. Do đó, ngoài những nét tương đồng thì vai trò và sự ảnh hưởng của Nho giáo trong đời sống văn hóa tinh thần của cư dân Nam Bộ có những điểm khác biệt với Nho giáo trong đời sống tinh thần của cư dân Bắc, Trung Bộ. Những điểm tương đồng và khác biệt đó được thể hiện rõ nét trong tư tưởng và những sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu - một nhà nho nổi tiếng của Nam Bộ ở thế kỷ XIX.