Lĩnh vực Văn hóa học
Duyệt Lĩnh vực Văn hóa học theo Tác giả "Dương, Hà My"
Đang hiển thị 1 - 7 của tổng số 7 kết quả
Số kết quả/trang
Tùy chọn sắp xếp
- Ấn phẩmẢnh hưởng của giá trị văn hóa Phật giáo đến đạo đức và lối sống con người Việt Nam hiện nay(Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội, 2021) Lê, Thị Khánh Ly; Dương, Hà MyVới lịch sử gần 2.000 năm du nhập vào Việt Nam, Phật giáo luôn đồng hành cùng với xu hướng vận động, phát triển của văn hóa dân tộc. Nhiều giá trị văn hóa Phật giáo có sự tương đồng với các giá trị cốt lõi của văn hóa Việt Nam và tác động không nhỏ đến sự phát triển của xã hội như: tăng cường sự liên kết cộng đồng và xã hội; góp phần xây dựng, củng cố các giá trị đạo đức, luân lý của các cá nhân, gia đình và xã hội; khắc phục những hạn chế của sự suy thoái đạo đức, lối sống do tác động của quá trình phát triển kinh tế thị trường.
- Ấn phẩmGợi mở một số điều chỉnh, bổ sung trong chuẩn đầu ra các chương trình đào tạo đại học thời đại hội nhập(2019) Dương, Hà MyThời đại hội nhập và toàn cầu hóa đặt ra những đòi hỏi ngày càng cao đối với việc đào tạo toàn diện về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Như vậy, phải xây dựng các chuẩn đầu ra phù hợp trong các chương trình đào tạo đại học nhằm giúp người học thích nghi với bối cảnh mới khi ra trường, trong đó có năng lực văn hóa xã hội và học tập suốt đời, là những năng lực then chốt trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng có nhiều sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia và giữa các lĩnh vực.
- Ấn phẩmNhững vấn đề thực tiễn cấp bách do yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra với văn hóa Việt Nam(Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, 2018) Dương, Hà MyBài viết nêu ra những vấn đề thực tiễn cấp bách do yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra với văn hóa Việt Nam hiện nay.
- Ấn phẩmNhững vấn đề thực tiễn cấp bách do yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra với văn hóa Việt Nam(Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, 2018) Dương, Hà MyBài viết viết về cách mạng công nghiệp 4.0, sự ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 đến sự phát triển của văn hóa - xã hội Việt Nam và biện pháp bảo vệ văn hóa dân tộc.
- Ấn phẩmThiết chế văn hóa truyền thống trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở tỉnh Bắc Giang(2017) Dương, Hà MyVới chức năng bảo tồn, trao quyền, giáo dục các giá trị văn hóa và tri thức, tạo ra không gian văn hóa để cộng đồng sáng tạo, hưởng thụ các sản phẩm văn hóa, các thiết chế văn hóa ( có truyền thống và hiện đại ) có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa. Ở mỗi thời kỳ, tuy có những điểm khác nhau song các thiết chế văn hóa này vẫn luôn làm tròn trách nghiệm của mình. Các thiết chế văn hóa truyền thống mà ta hay nhắc tới là những ngôi đình, ngôi chùa từ bao đời đã trở nên quen thuộc và gắn bó với người Việt Nam, và với tỉnh Bắc Giang cũng không ngoại lệ. Với hơn 2000 di tích trong toàn tỉnh, trong đó có nhiều đình, chùa nổi tiếng, trởi thành niềm tự hào của người dân tỉnh Bắc Giang, các di tích - thiết chế văn hóa truyền thống này vẫn không ngừng phát huy những giá trị, góp phần tích cực và việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở địa phương. Việc sử dụng chúng để tổ chức các hoạt động văn hóa phù hợp là một ví dụ điển hình trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Giang.
- Ấn phẩmXây dựng văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện trong nghị quyết Trung Ương 9 khóa XI(Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, 2018) Dương, Hà MyNhận thức được vai trò, tầm quan trọng của văn hóa, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng, xác định và đề ra những đường lối về văn hóa trong lãnh đạo cách mạng, đất nước. Những nhận thức, quan điểm của Đảng qua từng giai đoạn đánh dấu bước phát triển mới trong tư duy, lý luận của Đảng về văn hóa.
- Ấn phẩmXây dựng văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện trong nghị quyết trung ương 9 khóa XI(Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, 2018) Dương, Hà MyNhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của văn hóa trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập tự do cho dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng phát triển đất nước hiện nay trong suốt quá trình lịch sử của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn coi trọng xác định và đề ra những quan điểm đường lối về văn hóa trong lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo đất nước.