Tác giả/ Nhà nghiên cứu

PGS. TS Dương Văn Sáu

Đang tải...
Ảnh hồ sơ

Xem mô tả

80

Xem & Tải

0

Tiểu sử
Từ 1981-1984: Học trường Sỹ quan Pháo binh; Từ 1985-1990: Phục vụ trong Quân đội; Từ 1990-1994: Học tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội; Từ 1995-2000: Giảng viên khoa Bảo tàng, trường Đại học Văn hóa Hà Nội; Từ 2000-2006: Phó trưởng khoa Văn hóa Du lịch, trường ĐHVH Hà Nội; Từ 2006-2021: Trưởng khoa Văn hóa Du lịch (từ 10/2018 là khoa Du lịch), trường ĐHVH Hà Nội; Từ 2021-nay là Giảng viên, Tổ trưởng bộ môn Cơ sở Du lịch, trường ĐHVH Hà Nội.
Ngày sinh
Trình độ chuyên môn
Di sản văn hóa & Văn hóa Du lịch
Trình độ học vấn
Email

Xem mô tả

Xem & Tải

Thống kê nội dung

Quốc gia truy cập

Thực thể liên kết

Kết quả tìm kiếm

Đang hiển thị 1 - 11 của tổng số 11 kết quả
  • Ấn phẩm
    Một số vấn đề văn hóa quan họ
    (Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội, 2016) Dương Văn Sáu
    Văn hóa Quan họ là một tổng thể, bao gồm văn hóa cộng đồng và văn hóa cá nhân thể hiện trong đời sống sinh hoạt (phong tục, tín ngưỡng, vui chơi), mang sắc thái riêng của người dân vùng Kinh Bắc xưa. Văn hóa Quan họ bao gồm dân ca Quan họ, tín ngưỡng Quan họ, lễ hội Quan họ, văn hóa ứng xử Quan họ và trang phục Quan họ, trong đó dân ca Quan họ là cốt lõi. Văn hóa Quan họ là một di sản văn hóa quý giá của riêng vùng Kinh Bắc, biểu hiện những quan niệm đẹp đẽ, trong sáng, chất phác của người dân lao động sống trên mảnh đất Kinh Bắc xưa. Tất cả hợp lại thành mảnh đất tốt để dân ca Quan họ ra đời, phát triển và tồn tại cho đến ngày nay.
  • Ấn phẩm
    Một số vấn đề về văn hóa quan họ
    (Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, 2017) Dương Văn Sáu
    Bài viết giới thiệu về vùng văn hóa quan họ (Băc Ninh) và phân tích những yếu tố cấu thành vùng văn hóa quan họ
  • Ấn phẩm
    Tìm hiểu việc bảo vệ môi trường qua hương ước làng Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu - Nghệ An)
    (Tạp chí nghiên cứu Văn hóa, 2013) Dương Văn Sáu
    Trong quá khứ, việc bảo vệ môi trường đã được tiến hành ở các địa phương với những cách thức khác nhau. Làng Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu – Nghệ An) có một bản Hương ước ra đời ngày 20 tháng 8 năm Dương Hòa thứ 4 (1636). Trong bản Hương ước này, việc bảo vệ môi trường sống đã được cụ thể hóa bằng các điều luật gắn với làng xã buộc mọi người phải chấp hành. Thông qua bản Hương ước, chúng ta học được cách bảo vệ môi trường bằng những tiếp cận cụ thể, gắn với sản xuất và sinh hoạt làng xã. Những qui định chi tiết về việc chấp hành cũng như chịu xử phạt vi phạm đã khiến mọi người, đều phải nêu cao ý thức bảo vệ môi trường sống của mình và cộng đồng. Việc rút ra những bài học về bảo vệ môi trường từ trong quá khứ có ý nghĩa tích cực trong giai đoạn CNH-HĐH đất nước hiện nay.
  • Ấn phẩm
    Khảo về số 3 trong văn hóa Việt
    (Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội, 2020) Dương Văn Sáu
    Trong văn hóa truyền thống Việt, số 3 có thể được coi là “con số tâm linh, tinh thần”. Phát triển trong môi trường văn hóa - xã hội truyền thống Việt Nam, con số 3 có mặt rất nhiều trong đời sống của cộng đồng cư dân Việt. Từ đời sống tinh thần đến đời sống vật chất, các mối quan hệ xã hội giữa con người với con người và các sự vật, hiện tượng khác nhau trong đời sống sinh hoạt xã hội đều ít nhiều có liên hệ với con số 3.
  • Ấn phẩm
    Cơ sở hình thành văn hóa du lịch ở Việt Nam
    (Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội, 2020) Dương Văn Sáu
    Văn hóa du lịch là khoa học nghiên cứu để làm rõ “giá trị du lịch” của văn hóa và làm rõ “giá trị văn hóa” trong hoạt động du lịch. Như vậy, văn hóa du lịch là yêu cầu tất yếu trong phát triển du lịch ở một quốc gia đa văn hóa như Việt Nam. Bộ môn khoa học nghiên cứu về văn hóa du lịch được hình thành từ thực tế hoạt động, các tài nguyên và nguồn lực về du lịch ở Việt Nam.
  • Ấn phẩm
    Triết lý đào tạo đại học ở Việt Nam hiện nay
    (Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội, 2017) Dương Văn Sáu
    Đào tạo đại học là cấp đào tạo căn bản, đặc biệt quan trọng cho sự phát triển của một đất nước. Tuy nhiên, ở Việt Nam, cấp độ đào tạo này đang gặp phải những khó khăn, trước hết là thiếu triết lý đào tạo. Triết lý đào tạo được con người tổng kết và rút ra từ những tư tưởng chủ đạo như là những nguyên tắc về đạo lý và phương pháp quản lý để dẫn dắt hoạt động đào tạo. Nó bắt nguồn từ yêu cầu của thực tiễn cuộc sống. Triết lý đào tạo thường thể hiện các quan điểm hành động, liên quan đến các cơ quan chức năng làm nhiệm vụ quản lý, các cơ sở giáo dục đào tạo trong cả nước. Trong bài viết này, chúng tôi muốn trình bày quan điểm của mình về “Triết lý đào tạo đại học” hiện nay để từ đó có thể góp thêm một tiếng nói trong quá trình “nhận diện thương hiệu” của đào tạo đại học Việt Nam.
  • Ấn phẩm
    Triết lý đào tạo đại học ở Việt Nam hiện nay
    (2017) Dương Văn Sáu
    Đào tạo đại học là cấp đào tạo căn bản, đặc biệt quan trọng cho sự phát triển của một đất nước. Tuy nhiên, ở Việt Nam, cấp độ đào tạo này đang gặp phải những khó khăn, trước hết là thiếu triết lý đào tạo. Triết lý đào tạo được con người tổng kết và rút ra từ những tư tưởng chủ đạo như là những nguyên tắc về đạo lý và phương pháp quản lý để dẫn dắt hoạt động đào tạo. Nó bắt nguồn từ yêu cầu của thực tiễn cuộc sống. Triết lý đào tạo thường thể hiện các quan điểm hành động, liên quan đến các Cơ quan chức năng làm nhiệm vụ quản lý, các cơ sở giáo dục đào tạo trong cả nước. Trong bài viết này, chúng tôi muốn trình bày quan điểm của mình về “Triết lý đào tạo đại học hiện nay để từ đó có thể góp thêm một tiếng nói trong quá trình nhận diện thương hiệu" của đào tạo đại học Việt Nam
  • Ấn phẩm
    Giải mã văn hóa địa danh rồng bay
    (Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội, 2010) Dương Văn Sáu
    Thăng Long – địa linh nhân kiệt, nơi lắng hồn núi sông ngàn năm, niềm vinh dự tự hào của mọi người dân đất Việt. Về tên gọi này, những bộ cổ sử của đất nước có những ghi chép khá thống nhất. Tuy nhiên, những bộ sử của đất nước đều được ghi chép sau sự kiện dời đô năm 1010 rất nhiều. Nội dung được ghi chép trong các bộ cổ sử và địa hình địa vật đã và đang tồn tại trong thực tế trên đất Thăng Long có đôi nét khác biệt. Bài viết này nhằm chứng minh và giải ảo những vấn đề khác biệt đó…
  • Ấn phẩm
    Sản phẩm du lịch, tạo thương hiệu điểm đến cho Điện Biên Phủ
    (Tạp chí nghiên cứu Văn hóa, 2011) Dương Văn Sáu
    Trình bày khái niệm về "sản phẩm du lịch" và đặc điểm của nó. Đồng thời, đề cập đến vấn đề xây dựng sản phẩm du lịch, tạo thương hiệu điểm đến cho thành phố Điện Biên Phủ.
  • Ấn phẩm
    5 vấn đề đặt ra cho khoa Văn hóa Du lịch trong "Hành trình kỉ niệm 55 năm Đại học Văn Hóa Hà Nội"
    (Tạp chí nghiên cứu văn hóa, 2013) Dương Văn Sáu; Hành trình
    Trình bày 5 vấn đề của khoa Văn hóa Du lịch cần giải quyết: Đổi mới nhận thức trong mục tiêu đào tạo, xây dựng con người(người dạy và người học), xây dựng và thực hiện chương trình, xây dựng sơ sở vật chất, giải quyết vấn đề thu nhập cho giảng viên.
  • Ấn phẩm
    Triết lý đào tạo đại học trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt Nam hiện nay
    (Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội, 2019) Dương Văn Sáu
    Trong nền kinh tế tri thức, giáo dục - đào tạo có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay đang đặt ra cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo cần có những thay đổi to lớn, toàn diện, triệt để trên mọi phương diện. Trong khuôn khổ bài viết này, trên tinh thần khai phóng, chúng tôi tập trung trao đổi về việc xây dựng các phương châm, triết lý đào tạo ở cấp độ đại học - cấp đào tạo tiệm cận nhất với quá trình sử dụng nhân lực trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Những triết lý đào tạo theo hướng “tư tưởng” như: “nhân bản - sáng tạo - hội nhập” hay theo hướng “hành động” như: “thái độ - kiến thức - kỹ năng”, “thay đổi tư duy - khơi nguồn sáng tạo”… sẽ được trình bày khái quát trong bài viết này để góp phần làm rõ nội hàm của nền giáo dục khai phóng; đáp ứng những yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt Nam hiện nay.