Tác giả/ Nhà nghiên cứu

PGS. TS Đinh Công Tuấn

Đang tải...
Ảnh hồ sơ

Xem mô tả

101

Xem & Tải

0

Tiểu sử
Từ năm 2003 - 2012 Trưởng phòng Công tác Chính trị và Quản lý sinh viên, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội; Từ năm 2012 - 2016 Trưởng phòng Hành chính - Tổng hợp, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội; Từ năm 2016 - nay Phó Hiệu trưởng, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
Ngày sinh
Trình độ chuyên môn
Văn hoá học
Trình độ học vấn
Email

Xem mô tả

17

Xem & Tải

0

Thống kê nội dung

Quốc gia truy cập

Thực thể liên kết

Kết quả tìm kiếm

Đang hiển thị 1 - 7 của tổng số 7 kết quả
  • Ấn phẩm
    Sản phẩm làng nghề chạm khắc gỗ truyền thống Thiết Úng
    (2011) Đinh Công Tuấn
    Bài viết có nội dung là giới thiệu khái quát về sản phẩm và làng nghề chạm khắc gỗ truyền thống Thiết Úng. Liệt kê danh sách các sản phẩm được làm ra bởi các nghệ nhân ở làng nghề chạm khắc gỗ như: đồ gia dụng, bộ bàn ghế, lọ lục bình,...
  • Ấn phẩm
    Nhận diện làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội
    (Tạp chí nghiên cứu Văn hóa, 2018) Đinh Công Tuấn
    Thăng Long - Hà Nội có vị trí địa lý và điều kiện thiên nhiên đặc biệt, có nền văn hóa lâu đời, nhiều làng nghề sản xuất thủ công truyền thống. Ngược dòng thời gian, dưới thời Lý - Trần, Thăng Long là nơi hội tụ các làng nghề từ khắp mọi miền đất nước đổ về với 13 trại, 61 phường; bước sang thời Lê - Nguyễn, Thăng Long có 36 phố phường. Những người thợ tài hoa đã mang theo cả gia đình, bạn bè họ hàng làng xóm lên hành nghề, xây dựng nhà rồi lập phố. Ngày nay, làng nghề/phố nghề Thăng Long - Hà Nội vẫn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống của người dân Hà Nội
  • Ấn phẩm
    Sản phẩm của làng nghề gò, đúc đồng Đại Bái (Bắc Ninh) truyền thống và biến đổi
    (Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội, 2017) Đinh Công Tuấn
    Đại Bái là một trong những làng nghề nổi tiếng về gò, đúc đồng, có lịch sử tồn tại lâu đời ở tỉnh Bắc Ninh. Trong truyền thống, các loại hình sản phẩm đồ đồng như: đồ gia dụng, đồ thờ cúng và đồ mỹ nghệ. Trong quá trình tồn tại, các sản phẩm gò, đúc đồng ở làng Đại Bái đã được chuyển đổi mạnh mẽ, đặc biệt là việc tạo ra các đồ đồng cao cấp khảm tam khí, ngũ khí… Sự thay đổi này nhằm mục đích phát triển toàn diện làng nghề gò, đúc đồng Đại Bái trong bối cảnh hiện nay.
  • Ấn phẩm
    Marketing trong tổ chức đào tạo của các trường Văn hóa nghệ thuật Việt Nam hướng đến tự chủ
    (Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội, 2020) Đinh Công Tuấn
    Xu hướng tự chủ đặt ra yêu cầu có tính khách quan về ứng dụng marketing trong quản trị các trường đại học nói chung và các trường đại học văn hóa nghệ thuật nói riêng. Đây là cách tiếp cận phù hợp với nhu cầu vừa cấp bách, vừa lâu dài về một hệ thống công cụ (marketing) giúp cho các trường đại học văn hóa nghệ thuật tiếp tục phát triển trong cơ chế mới và hội nhập sâu hơn vào nền giáo dục hiện đại thế giới. Tuy nhiên, marketing đào tạo ở nước ta chưa được nhận thức và thực hiện với tư cách một công cụ, một mắt xích quan trọng bậc nhất trong công nghệ giáo dục và quản trị đại học. Điều đó đặt ra vấn đề cần phải nghiên cứu ứng dụng marketing một cách hệ thống, từ nhiều phương diện nhằm góp phần nâng cao năng lực quản trị, chất lượng đào tạo của các trường đại học văn hóa nghệ thuật, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.
  • Ấn phẩm
    Sự biến đổi về sản phẩm của làng nghề truyền thống tại tỉnh Bắc Ninh
    (Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội, 2020) Đinh Công Tuấn
    Đối với mỗi làng nghề truyền thống, sản phẩm được coi là yếu tố cốt lõi tạo nên thương hiệu đặc trưng gắn với văn hóa của địa phương, vùng miền. Quá trình tồn tại và phát triển của các làng nghề từ truyền thống đến đương đại cũng đồng thời là quá trình vận động, biến đổi không ngừng về mọi mặt của làng nghề, trong đó có yếu tố sản phẩm. Nghiên cứu một số làng nghề truyền thống ở tỉnh Bắc Ninh cho thấy có sự biến đổi không ngừng từ loại hình, kiểu dáng đến mẫu mã mang tính đa dạng, phong phú của sản phẩm. Sự biến đổi của các loại hình sản phẩm tại làng nghề truyền thống là tất yếu để phù hợp với mọi nhu cầu khác nhau của cộng đồng trong xã hội đương đại.
  • Ấn phẩm
    Làng nghề dệt hồi quan, xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
    (Tạp chí nghiên cứu Văn hóa, 2013) Đinh Công Tuấn
    Làng nghề dệt Hồi Quan xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh là một làng nghề thủ công truyền thống. Ra đời cùng với các làng nghề dệt khác ở Bắc Ninh, Hồi Quan, hiện nay được xem là một trong những làng nghề phát triển nhất. Trong thời kỳ CNH-HĐH, nghề dệt ở Hồi Quan đã có nhiều biến đổi rõ rệt về mô hình tổ chức sản xuất; về kỹ thuật; về sự đa dạng của sản phẩm làng nghề. Chính những biến đổi đó đã làm cho làng nghề dệt Hồi Quan vẫn tiếp tục phát triển.
  • Ấn phẩm
    Tăng cường quản lý lễ hội truyền thống trong bối cảnh hiện nay
    (Đại học Văn hóa Hà Nội, 2021) Đinh Công Tuấn
    Lễ hội, trong đó có lễ hội truyền thống là một thành tố của văn hóa, là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra nhằm mục đích phát triển bản thân con người và xã hội. Hoạt động của lễ hội đã tạo nhiều chuyển biến tích cực trong đời sống văn hóa xã hội. Tuy nhiên trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, nhiều yếu tố văn hóa ngoại sinh du nhập vào Việt Nam khiến việc quản lý, tổ chức lễ hội truyền thống giảm hiệu quả. Vì thế, tăng cường quản lý Nhà nước về lễ hội truyền thống trong bối cảnh hiện nay là vấn đề cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn