Tác giả/ Nhà nghiên cứu

PGS. TS Đinh Công Tuấn

Đang tải...
Ảnh hồ sơ

Xem mô tả

101

Xem & Tải

0

Tiểu sử
Từ năm 2003 - 2012 Trưởng phòng Công tác Chính trị và Quản lý sinh viên, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội; Từ năm 2012 - 2016 Trưởng phòng Hành chính - Tổng hợp, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội; Từ năm 2016 - nay Phó Hiệu trưởng, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
Ngày sinh
Trình độ chuyên môn
Văn hoá học
Trình độ học vấn
Email

Xem mô tả

Xem & Tải

Thống kê nội dung

Quốc gia truy cập

Thực thể liên kết

Kết quả tìm kiếm

Đang hiển thị 1 - 5 của tổng số 5 kết quả
  • Ấn phẩm
    Từ nghề chạm khắc gỗ ở Việt Nam
    (2020) Đinh Công Tuấn
    Giới thiệu về nghề chạm khắc gỗ ở Việt Nam. Sản phẩm của làng nghề mộc khá đa dạng về mẫu mã, kích thước, phong phú chủng loại và đạt đến trình độ mỹ nghệ cao cấp. Bên cạnh đó là tín ngưỡng thờ Tổ nghề mộc( Lỗ Ban, người Trung Quốc) một thành tố quan trọng trong hệ thống di sản văn hóa của các làng nghề mộc ở Việt Nam
  • Ấn phẩm
    Kinh doanh sách ở Việt Nam trước bối cảnh mới
    (Chính trị quốc gia sự thật, 2021) Đinh Công Tuấn
    Là một bộ phận của kinh tế truyền thông, vừa thực hiện vai trò truyền bá trị thức, tư tưởng của nhân loại, thực hiện mục tiêu chính trị - tư tưởng của Đảng; đồng thời phải tuân thủ quy luật của thị trường, với sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngành trong lĩnh vực truyền thông, giải trí, ngành kinh doanh sách ở Việt Nam hiện nay ngày càng năng động hơn từ mô hình kinh doanh đến phương thức truyền thông - marketing, từ mở rộng hợp tác quốc tế, giao dịch bản quyển đến tổ chức nội dung, tổ chức sản xuất và tổ chức tiêu thụ sản phẩm, cũng như quản trị chuỗi cung ứng trên thị trường theo hướng hiện đại trên nền tảng kinh doanh online, xuất bản điện tử và chuyển đổi số. Tuy nhiên, trước những biến động của đời sống kinh tế - xã hội, ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, cũng như những yêu cầu thay đổi trước xu thế tất yếu của chuyển đổi số, kinh tế số và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các đơn vị xuất bản, kinh doanh sách ở Việt Nam cần nỗ lực nhiều hơn nữa để vượt qua các rào cản trong quá trình chuyển đổi và phát triển.
  • Ấn phẩm
    Marketing trong tổ chức đào tạo của các trường Văn hóa nghệ thuật Việt Nam hướng đến tự chủ
    (Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội, 2020) Đinh Công Tuấn
    Xu hướng tự chủ đặt ra yêu cầu có tính khách quan về ứng dụng marketing trong quản trị các trường đại học nói chung và các trường đại học văn hóa nghệ thuật nói riêng. Đây là cách tiếp cận phù hợp với nhu cầu vừa cấp bách, vừa lâu dài về một hệ thống công cụ (marketing) giúp cho các trường đại học văn hóa nghệ thuật tiếp tục phát triển trong cơ chế mới và hội nhập sâu hơn vào nền giáo dục hiện đại thế giới. Tuy nhiên, marketing đào tạo ở nước ta chưa được nhận thức và thực hiện với tư cách một công cụ, một mắt xích quan trọng bậc nhất trong công nghệ giáo dục và quản trị đại học. Điều đó đặt ra vấn đề cần phải nghiên cứu ứng dụng marketing một cách hệ thống, từ nhiều phương diện nhằm góp phần nâng cao năng lực quản trị, chất lượng đào tạo của các trường đại học văn hóa nghệ thuật, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.
  • Ấn phẩm
    Sự biến đổi về sản phẩm của làng nghề truyền thống tại tỉnh Bắc Ninh
    (Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội, 2020) Đinh Công Tuấn
    Đối với mỗi làng nghề truyền thống, sản phẩm được coi là yếu tố cốt lõi tạo nên thương hiệu đặc trưng gắn với văn hóa của địa phương, vùng miền. Quá trình tồn tại và phát triển của các làng nghề từ truyền thống đến đương đại cũng đồng thời là quá trình vận động, biến đổi không ngừng về mọi mặt của làng nghề, trong đó có yếu tố sản phẩm. Nghiên cứu một số làng nghề truyền thống ở tỉnh Bắc Ninh cho thấy có sự biến đổi không ngừng từ loại hình, kiểu dáng đến mẫu mã mang tính đa dạng, phong phú của sản phẩm. Sự biến đổi của các loại hình sản phẩm tại làng nghề truyền thống là tất yếu để phù hợp với mọi nhu cầu khác nhau của cộng đồng trong xã hội đương đại.
  • Ấn phẩm
    Tăng cường quản lý lễ hội truyền thống trong bối cảnh hiện nay
    (Đại học Văn hóa Hà Nội, 2021) Đinh Công Tuấn
    Lễ hội, trong đó có lễ hội truyền thống là một thành tố của văn hóa, là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra nhằm mục đích phát triển bản thân con người và xã hội. Hoạt động của lễ hội đã tạo nhiều chuyển biến tích cực trong đời sống văn hóa xã hội. Tuy nhiên trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, nhiều yếu tố văn hóa ngoại sinh du nhập vào Việt Nam khiến việc quản lý, tổ chức lễ hội truyền thống giảm hiệu quả. Vì thế, tăng cường quản lý Nhà nước về lễ hội truyền thống trong bối cảnh hiện nay là vấn đề cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn