Tác giả/ Nhà nghiên cứu

PGS. TS Đinh Công Tuấn

Đang tải...
Ảnh hồ sơ

Xem mô tả

100

Xem & Tải

0

Tiểu sử
Từ năm 2003 - 2012 Trưởng phòng Công tác Chính trị và Quản lý sinh viên, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội; Từ năm 2012 - 2016 Trưởng phòng Hành chính - Tổng hợp, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội; Từ năm 2016 - nay Phó Hiệu trưởng, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
Ngày sinh
Trình độ chuyên môn
Văn hoá học
Trình độ học vấn
Email

Xem mô tả

11

Xem & Tải

0

Thống kê nội dung

Quốc gia truy cập

Thực thể liên kết

Kết quả tìm kiếm

Đang hiển thị 1 - 9 của tổng số 9 kết quả
Ấn phẩm

Biến đổi văn hóa làng truyền thống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

2018, Đinh Công Tuấn

Biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống tại Bắc Ninh là một yêu cầu tất yếu. Bài đăng sách chuyên khảo xem xét từ lý luận về biến đổi văn hóa làng nghề và làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh, quan cảnh quan làng và các yếu tố văn hóa tinh thần, cùng với những sự thay đổi văn hóa làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Ấn phẩm

Đinh Dự - ông tổ của nghệ thuật ca trù ở vùng đất Lỗ Khê

2017, Đinh Công Tuấn

Bài viết giới thiệu xuất thân, con đường sự nghiệp của Đinh Dự - ông tổ của nghệ thuật ca trù vùng đất Lỗ Khê, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó mô tả lễ giỗ của ông và đền thờ Ca Công - nơi tưởng niệm và tôn vinh vợ chồng ngài Đinh Dự.

Ấn phẩm

Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

2017, Đinh Công Tuấn

Hiện nay, ngành du lịch đang phát triển, góp phần vào tình hình kinh tế- xã hội của đất nước. Tuy nhiên, ngàng du lịch còn nhiều bất cập, đặc biệt là nguồn nhân lực, do đó việc đào tạo đối tượng này là vấn đề cấp thiết hiện nay. Từ thực tiễn cũng như nội dung tinh thần của Nghị quyết số 08/NQ-TW của Bộ Chính Trị đẫ ban hành về đào tạo nguồn nhân lực du lịch hiện nay, tác giả lựa chọn bài viết :" Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực hiện tại của nước ta hiện nay (Qua trường hợp nghiên cứu tại khu sinh thái Đảo Cò, xã Chi Lăng, tỉnh Hải Dương)" với các nội dung như : Giới thiệu về khu du lịch tại khu sinh thái này. Từ đó nêu các vấn đề về nhu cầu nguồn nhân lực và đề xuất các khuyến nghị về việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại khu sinh thái này.

Ấn phẩm

Sản phẩm làng nghề chạm khắc gỗ truyền thống Thiết Úng

2011, Đinh Công Tuấn

Bài viết có nội dung là giới thiệu khái quát về sản phẩm và làng nghề chạm khắc gỗ truyền thống Thiết Úng. Liệt kê danh sách các sản phẩm được làm ra bởi các nghệ nhân ở làng nghề chạm khắc gỗ như: đồ gia dụng, bộ bàn ghế, lọ lục bình,...

Ấn phẩm

Sản phẩm của làng nghề gò, đúc đồng Đại Bái (Bắc Ninh) truyền thống và biến đổi

2017, Đinh Công Tuấn

Đại Bái là một trong những làng nghề nổi tiếng về gò, đúc đồng, có lịch sử tồn tại lâu đời ở tỉnh Bắc Ninh. Trong truyền thống, các loại hình sản phẩm đồ đồng như: đồ gia dụng, đồ thờ cúng và đồ mỹ nghệ. Trong quá trình tồn tại, các sản phẩm gò, đúc đồng ở làng Đại Bái đã được chuyển đổi mạnh mẽ, đặc biệt là việc tạo ra các đồ đồng cao cấp khảm tam khí, ngũ khí… Sự thay đổi này nhằm mục đích phát triển toàn diện làng nghề gò, đúc đồng Đại Bái trong bối cảnh hiện nay.

Ấn phẩm

Làng nghề dệt hồi quan, xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa

2013, Đinh Công Tuấn

Làng nghề dệt Hồi Quan xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh là một làng nghề thủ công truyền thống. Ra đời cùng với các làng nghề dệt khác ở Bắc Ninh, Hồi Quan, hiện nay được xem là một trong những làng nghề phát triển nhất. Trong thời kỳ CNH-HĐH, nghề dệt ở Hồi Quan đã có nhiều biến đổi rõ rệt về mô hình tổ chức sản xuất; về kỹ thuật; về sự đa dạng của sản phẩm làng nghề. Chính những biến đổi đó đã làm cho làng nghề dệt Hồi Quan vẫn tiếp tục phát triển.

Ấn phẩm

Nhận diện làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội

2018, Đinh Công Tuấn

Thăng Long - Hà Nội có vị trí địa lý và điều kiện thiên nhiên đặc biệt, có nền văn hóa lâu đời, nhiều làng nghề sản xuất thủ công truyền thống. Ngược dòng thời gian, dưới thời Lý - Trần, Thăng Long là nơi hội tụ các làng nghề từ khắp mọi miền đất nước đổ về với 13 trại, 61 phường; bước sang thời Lê - Nguyễn, Thăng Long có 36 phố phường. Những người thợ tài hoa đã mang theo cả gia đình, bạn bè họ hàng làng xóm lên hành nghề, xây dựng nhà rồi lập phố. Ngày nay, làng nghề/phố nghề Thăng Long - Hà Nội vẫn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống của người dân Hà Nội

Ấn phẩm

Sản phẩm của làng nghề gò, đúc đồng đại bái( Bắc Ninh) truyền thống và biến đổi

2017, Đinh Công Tuấn

Đại Bía là một trong những làng nghề nổi tiếng về gò, đúc đồng, có lịch sử tồn tại lâu đời ở tỉnh Bắc Ninh. Trong truyền thống, các loại hình sản phẩm đồ đồng như: đồ gia dụng, đồ thờ cúng và đồ mỹ nghệ. Trong quá trình tồn tại, các sản phẩm gò, đúc đồng ở làng Đại Bát đã được chuyển đổi mạnh mẽ, đặc biệt là việc tạo ra các đồ đồng cao cấp khảm tam khí, ngũ khí...Sự thay đổi này nhằm mục đích phát triển toàn diện làng nghề gò, đúc đồng Đại Bái trong bối cảnh hiện nay.

Ấn phẩm

Làng nghề dệt Hồi Quan, xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa

2013, Đinh Công Tuấn

Làng nghề dệt Hồi Quan xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh là một làng nghề thủ công truyền thống. Ra đời cùng với các làng nghề dệt khác ở Bắc Ninh, Hồi Quan, hiện nay được xem là một trong những làng nghề phát triển nhất. Trong thời kỳ CNH-HĐH, nghề dệt ở Hồi Quan đã có nhiều những biến đổi rõ rệt về mô hình tổ chức sản xuất; về kỹ thuật; về sự đa dạng của sản phẩm làng nghề. Chính những biến đổi đó đã làm cho làng nghề dệt Hồi Quan vẫn tiếp tục phát triển.