Khoa Thông tin, Thư viện
Duyệt Khoa Thông tin, Thư viện theo Chủ đề "Công nghệ thiết bị số hóa"
Đang hiển thị 1 - 6 của tổng số 6 kết quả
Số kết quả/trang
Tùy chọn sắp xếp
- Ấn phẩmCông tác ứng dụng công nghệ mới tại bảo tàng dân tộc học Việt Nam(Thông tin và tư liệu, 2021) Lê Tùng LâmThế kỷ XXI - thế kỷ của số hóa, những tác động của công nghệ hiện đại và kỹ thuật số ảnh hưởng sâu rộng tới tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực TT - TV. Các thư viện phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh, cả hữu hình và vô hình. Thư viện Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (BTDTHVN) cũng không nằm ngoài xu thế đó. Công chúng đến Bảo tàng DTHVN không chỉ để khám phá các khía cạnh văn hóa tộc người, mà còn tìm hiểu nhiều vấn đề khác về nhân học, bảo tàng học, kinh nghiệm hợp tác,... và trở thành bạn đọc của Thư viện. Trong gần 25 năm từ khi Bảo tàng mở cửa đón những vị khách tham quan đầu tiên, hoạt động TT - TV luôn đồng hành với sự phát triển của Bảo tàng, từng bước tích lũy tài liệu, đa dạng hóa hoạt động, ngày càng tiếp cận với ứng dụng công nghệ mới nhằm thực thiện tốt công tác quản lý tài nguyên, nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc, đáp ứng tối đa nhu cầu của công chúng trong nước và quốc tế.
- Ấn phẩmKế hoạch : Triển khai “Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Kon Tum(Ban Tuyên giáo tỉnh Kon Tum, 2021) Y NgọcTriển khai kịp thời, có hiệu quả nội dung Chương trình trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, địa phương về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chuyển đổi số ngành thư viện, thúc đẩy phát triển chính quyền điện tử tỉnh Kon Tum nói riêng và chính phủ điện tử ở Việt Nam nói chung. - Tạo ra nguồn tài nguyên thông tin số phong phú cho tỉnh để xây dựng hệ thống thư viện hiện đại, cung cấp đa dạng các dịch vụ thư viện đáp ứng yêu cầu người sử dụng, đảm bảo an ninh, an toàn, công bằng xã hội trong cung cấp thông tin và tri thức phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, giải trí của các tầng lớp Nhân dân.
- Ấn phẩmKết quả nghiên cứu, đánh giá phần mềm Giải pháp số hóa và Quản lý dữ liệu số EDM của công ty TNHH phát triển Hương Việt (Electrolic Document Management)(Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh, 2019) Bùi Đắc ThếĐây là một giải pháp phần mềm, cơ sở dữ liệu số do Công ty TNHH phát triển Hương Việt phối hợp Trung tâm Tin học (Cục Văn thư và lưu trữ nhà nước) xây dựng, có các chức năng phục vụ quá trình số hóa hệ thống văn bản, hồ sơ (hồ sơ cho phép số hóa với nhiều thuộc tính khác nhau: hồ sơ giấy, âm thanh, hình ảnh, bản đồ,...); cho phép khai thác ứng dụng phục vụ hoạt động quản lý nhà nước thường xuyên, phục vụ cung cấp dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ công cộng như du lịch,..., đồng thời cho phép chuyển thành hồ sơ lưu trữ lịch sử, lâu dài, đồng bộ với hệ thống kho lưu trữ theo quy định hiện hành. Sản phẩm bao gồm các phân hệ chính như: + EMAP: là ứng dụng số hóa bản đồ, giúp quản lý các thông tin liên quan đến từng khu vực hành chính như: huyện thị, mật độ dân cư, đặc trưng khí hậu, thế mạnh sản xuất công – nông – lâm – ngư nghiệp, ... + EDM DOC: là ứng dụng số hóa văn bản.
- Ấn phẩmTăng cường ứng dụng công nghệ thông tin số hóa tài liệu phục vuh bạn đọc tại thư viện Hà Nội(Thư viện Quốc gia Việt Nam, 2020) ThS. Trần Thanh HiếuCách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng công nghiệp 4.0) đã và đang diễn ra với tốc độ nhanh, tác động đên sự phát triêh kinh tế- xã hội của nền kinh tế toàn cầu, ữong đó có Việt Nam. Dưới sự tác động của công nghệ, các yêu cầu về từng lĩnh vực, ngành nghề đang thay đổi theo hướng đánh giá cao về năng lực làm việc của người lao động với hệ thông công nghệ thông minh. Lĩnh vực thư viện cũng không nằm ngoài xu thê'đó. Trong những năm qua, Thư viện Hà Nội tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tín, phần mềm, trang thiết bị, áp dụng chuẩn nghiệp vụ vào công tác thư viện, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào các khâu công tác chuyên môn, xây dụng các sản phẩm, dịch vụ thông tin, đẩy mạnh công tác số hóa tài liệu, nâng cao châ't lượng hoạt động thư viện, đáp ứng nhu cầu của đông đảo bạn đọc Thủ đô.
- Ấn phẩmThực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác lưu trữ tại Ủy ban Nhân dân Thành phố Trà Vinh(Khoa học xã hội và Nhân Văn, 2015) Dương Tuấn VũBài viết trình bày kết quả nghiên cứu của đề tài “Nâng cao hiệu quả công tác lưu trữ tại Ủy ban Nhân dân Thành phố Trà Vinh”. Trong đó, chúng tôi chú trọng phân tích kết quả khảo sát về công tác lưu trữ và hệ thống kho lưu trữ tài liệu tại Ủy ban Nhân dân Thành phố (UBND TP.) Trà Vinh. Kết quả khảo sát cho thấy, công tác lưu trữ tại UBND TP. Trà Vinh vẫn còn gặp một số hạn chế: chủ yếu thực hiện thủ công dẫn đến tốn nhiều thời gian; các nghiệp vụ lưu trữ chưa đảm bảo đúng theo trình tự, thủ tục. Việc khắc phục những hạn chế này là một yêu cầu cấp thiết để hoàn thiện hơn công tác quản lý tài liệu lưu trữ tại UBND TP. Trà Vinh. Trên cơ sở đó, chúng tôi đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác lưu trữ và hệ thống kho lưu trữ tài liệu tại UBND TP. Trà Vinh.
- Ấn phẩmTin học với công tác trưng bày bảo tàng(Cục di sản văn hóa, 2006) Vũ Tiến DũngNhư chúng ta đã biết, hiện vật và các hoạt động liên quan đến hiện vật là vấn đề chính yếu của một bảo tàng. Vì vậy, cơ sở của bảo tàng số hóa là việc ứng dụng khoa học, kĩ thuật thông tin điện tử vào tất cả những thông tin trong bảo tàng và mọi hoạt động nghiệp vụ của bảo tàng. Các hiện vật trong bảo tàng, theo quan niệm truyền thống, là một bản gốc, nên khi được số hóa, sẽ tạo ra một bản thông tin mô phỏng lưu trữ trong bộ nhớ của máy tính, từ đó đem đến nhiều thuận lợi trong phương thức khai thác thông tin. Trên cơ sở ấy, máy tính sẽ thay thế phần lớn các thao tác của cán bộ bảo tàng trong mọi khâu quản lý, sử dụng hiện vật và, để tự động triệt để các khâu này, cần thiết phải xây dựng hệ thống thông tin tác nghiệp, điều hành. Xuất phát từ thói quen, tập quán làm việc thủ công, việc tin học hóa bảo tàng nên chia giai đoạn phát triển thành nhiều bước theo hướng hoàn thiện dần. Căn cứ vào thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các bảo tàng và khả năng thực tiễn, chúng tôi đề xuất xây dựng mô hình bảo tàng số hóa