Ấn phẩm:

Những khác biệt của phong trào chấn hưng phật giáo Việt Nam (1923 - 1951) trong bối cảnh Đông Á và Đông Nam Á

Xem mô tả

1

Xem & Tải

1

Tóm tắt
Từ cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX, trước áp lực của thực dân hóa và phương Tây hóa, ở nhiều nước châu Á đã chứng kiến một phong trào cải cách đạo Phật có tính quốc tế. Phong trào này không chỉ góp phần lấy lại vị thế của Phật giáo trong các xã hội thuộc địa, mà còn gây ảnh hưởng sâu sắc lên các tầng lớp xã hội khác nhau. Phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam diễn ra từ thập niên 1920 và kéo dài trong các thập niên về sau không nằm ngoài xu hướng đó. Vận dụng các quan điểm lý thuyết về “chủ nghĩa hiện đại Phật giáo” và “khúc xạ văn hóa”, bài viết chỉ ra những khác biệt của phong trào chấn hưng Phật giáo của Việt Nam so với các cuộc vận động diễn ra trong cùng kỳ ở các nước Đông Á và Đông Nam Á “đồng văn, đồng chủng”. Mặc dù chia sẻ nhiều điểm tương đồng với phong trào chấn hưng Phật giáo ở Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và Miến Điện, phong trào của Việt Nam vẫn mang những đặc điểm riêng, độc đáo, phản ánh tính đặc thù của lịch sử và bối cảnh chính trị - kinh tế và văn hóa của Việt Nam.
Mô tả
Năm xuất bản
2021
Tác giả
Đặng, Hoài Giang
Đinh, Hoàng Kim Ngân
Nhà xuất bản
Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội
Vui lòng sử dụng ứng dụng TMU DRM để tải/mượn tài liệu số

Thực thể liên kết

Kết quả tìm kiếm tác giả/Nhà nghiên cứu

Tìm kiếm của bạn không trả về kết quả. Bạn có gặp khó khăn khi thực hiện tìm kiếm? Hãy thử lại bằng cách đặt từ khóa tìm vào trong cặp dấu ngoặc kép