Lĩnh vực Quản lý Văn hóa, Nghệ thuật
Duyệt Lĩnh vực Quản lý Văn hóa, Nghệ thuật theo Chủ đề "An sinh xã hội"
Đang hiển thị 1 - 1 của tổng số 1 kết quả
Số kết quả/trang
Tùy chọn sắp xếp
- Ấn phẩmAn sinh xã hội của phụ nữ di cư tự do đến thành phố Hà Nội(Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam, 2021) Vũ, Thị Hồng Tứ; Nguyễn, Ngọc LinhTheo báo cáo, nghiên cứu Giới và thị trường lao động ở Việt Nam: Phân tích dựa trên số liệu điều tra lao động - việc làm của ILO cho thấy có hơn 70% phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi lao động tham gia lực lượng lao động. Tỉ lệ này trên toàn cầu là 47,2% và tỉ lệ trung bình của khu vực châu Á - Thái Bình Dương là 43,9%. Với tỉ lệ phụ nữ trong độ tuổi lao động của Việt Nam cao gần gấp đôi so với tỉ lệ của thế giới làm chúng ta đặt ra nhiều vấn đề quan ngại về tương lai cũng như những lợi ích mà phụ nữ Việt Nam đáng được hưởng. Hiện nay, lực lượng lao động nữ giới trong độ tuổi lao động tại Hà Nội tính đến hết năm 2020 là 64,8% và ở khu vực nông thôn là 79,7%. Một lượng lớn người lao động tại các vùng nông thôn đã di cư về Thủ đô (bao gồm cả có mục đích và di cư tự do). Đối với lực lượng lao động nữ là người thành phố và di cư có mục đích (công nhân, học tập, kết hôn v.v ) thì họ còn có sự đảm bảo nhất định trong việc tiếp cận đối với các chế độ an sinh xã hội, tuy nhiên, đối tượng nữ di cư tự do lại khó có thể tiếp cận được với hệ thống đó hoặc không được đảm bảo về sinh kế hay khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Ở góc độ bài viết này, tác giả muốn tìm hiểu, phân tích từ đó đưa ra những giải pháp nhằm giúp đỡ lực lượng lao động nữ tự do có được khả năng tiếp cận với an sinh xã hội như những gì họ đáng được hưởng hoặc ít nhất có thể bảo vệ họ trước những nguy cơ đến từ xã hội.