Lĩnh vực Quản lý Văn hóa, Nghệ thuật
Duyệt Lĩnh vực Quản lý Văn hóa, Nghệ thuật theo Tác giả "Dương Văn Sáu"
Đang hiển thị 1 - 3 của tổng số 3 kết quả
Số kết quả/trang
Tùy chọn sắp xếp
- Ấn phẩmKhảo về số 3 trong văn hóa Việt(Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội, 2020) Dương Văn SáuTrong văn hóa truyền thống Việt, số 3 có thể được coi là “con số tâm linh, tinh thần”. Phát triển trong môi trường văn hóa - xã hội truyền thống Việt Nam, con số 3 có mặt rất nhiều trong đời sống của cộng đồng cư dân Việt. Từ đời sống tinh thần đến đời sống vật chất, các mối quan hệ xã hội giữa con người với con người và các sự vật, hiện tượng khác nhau trong đời sống sinh hoạt xã hội đều ít nhiều có liên hệ với con số 3.
- Ấn phẩmTriết lý đào tạo đại học ở Việt Nam hiện nay(Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội, 2017) Dương Văn SáuĐào tạo đại học là cấp đào tạo căn bản, đặc biệt quan trọng cho sự phát triển của một đất nước. Tuy nhiên, ở Việt Nam, cấp độ đào tạo này đang gặp phải những khó khăn, trước hết là thiếu triết lý đào tạo. Triết lý đào tạo được con người tổng kết và rút ra từ những tư tưởng chủ đạo như là những nguyên tắc về đạo lý và phương pháp quản lý để dẫn dắt hoạt động đào tạo. Nó bắt nguồn từ yêu cầu của thực tiễn cuộc sống. Triết lý đào tạo thường thể hiện các quan điểm hành động, liên quan đến các cơ quan chức năng làm nhiệm vụ quản lý, các cơ sở giáo dục đào tạo trong cả nước. Trong bài viết này, chúng tôi muốn trình bày quan điểm của mình về “Triết lý đào tạo đại học” hiện nay để từ đó có thể góp thêm một tiếng nói trong quá trình “nhận diện thương hiệu” của đào tạo đại học Việt Nam.
- Ấn phẩmTriết lý đào tạo đại học trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt Nam hiện nay(Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội, 2019) Dương Văn SáuTrong nền kinh tế tri thức, giáo dục - đào tạo có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay đang đặt ra cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo cần có những thay đổi to lớn, toàn diện, triệt để trên mọi phương diện. Trong khuôn khổ bài viết này, trên tinh thần khai phóng, chúng tôi tập trung trao đổi về việc xây dựng các phương châm, triết lý đào tạo ở cấp độ đại học - cấp đào tạo tiệm cận nhất với quá trình sử dụng nhân lực trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Những triết lý đào tạo theo hướng “tư tưởng” như: “nhân bản - sáng tạo - hội nhập” hay theo hướng “hành động” như: “thái độ - kiến thức - kỹ năng”, “thay đổi tư duy - khơi nguồn sáng tạo”… sẽ được trình bày khái quát trong bài viết này để góp phần làm rõ nội hàm của nền giáo dục khai phóng; đáp ứng những yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt Nam hiện nay.